(HBĐT) - Cùng đoàn công tác Sở GD&ĐT, chúng tôi đến xã Yên Trị (Yên Thủy) tìm hiểu thực tế công tác phổ cập giáo dục (PCGD) và xóa mù chữ. Đồng chí Nguyễn Hồng Hạnh, Chủ tịch UBND xã Yên Trị phấn khởi cho biết: Xã có 1 trường mầm non với 7 điểm trường, trẻ 5 tuổi huy động tới trường có 107 cháu (đạt 100%). Cấp tiểu học có 1 trường với 873 học sinh, tỷ lệ trẻ đến 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%, đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 3.


Xã vùng đặc biệt khó khăn Lạc Sỹ (Yên Thủy) được đầu tư kinh phí xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất cho trường THCS để hướng đến mục tiêu đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 3.

 Cấp THCS có 1 trường với 724 học sinh, đạt chuẩn phổ cập THCS mức độ 3. Toàn xã có 4.827 người dân trong độ tuổi từ 15 - 60, trong đó có 35 người mù chữ mức độ 2 (chưa hoàn thành lớp 5), chiếm 0,7%. Kết quả này thể hiện nỗ lực lớn của địa phương trong việc quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất cũng như nâng cao dân trí cho người dân.

Cùng với xã Yên Trị, các xã, thị trấn trong huyện luôn xác định PCGD là việc làm thường xuyên, liên tục để nhân dân hiểu, tích cực hưởng ứng. Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập và PCGD cấp huyện, xã, thị trấn định kỳ họp 1 tháng/lần để triển khai các nội dung. Đặc biệt tăng cường công tác tự kiểm tra tại cơ sở, nhất là điều tra, tổng hợp số liệu, kịp thời phát hiện sai sót để từ đó có biện pháp khắc phục, sửa chữa.

Đồng chí Bùi Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập và PCGD huyện khẳng định: Thời gian qua, song song với việc chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà, huyện đã chú trọng chất lượng mũi nhọn đối với ngành học chính quy. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được tập trung thực hiện. Quy mô giáo dục, hệ thống trường lớp, học sinh phát triển mạnh; chất lượng và hiệu quả giáo dục ổn định, từng bước được nâng lên. Các xã vùng sâu, vùng xa có trường THCS hoặc điểm trường tiểu học, đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc. Phong trào giáo dục vùng sâu, vùng xa phát triển mạnh. Nhiều trường vùng sâu, vùng xa có nền nếp tốt, cảnh quan sạch đẹp, hoạt động giáo dục sôi nổi, đảm bảo yêu cầu về chất lượng giáo dục. Mô hình trường lớp bán trú phát triển mạnh ở các xã vùng sâu trở thành mô hình thích hợp, hiệu quả trong phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; hiệu quả giáo dục và thực hiện PCGD. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo đủ giáo viên giảng dạy, cơ cấu giáo viên đồng bộ. Giáo viên vùng sâu, xa có tinh thần khắc phục khó khăn, tâm huyết, tận tụy với sự nghiệp, gắn bó với đồng bào các dân tộc. Cơ sở vật chất, thiết bị trường học đã được đầu tư cơ bản đáp ứng các điều kiện cho dạy và học. Thiết bị giáo dục đảm bảo triển khai, thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Năm học 2016 - 2017, toàn huyện có 36 trường với 563 lớp, 13.446 học sinh. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn 100%; trên chuẩn cấp mầm non 68%, cấp tiểu học 88%, cấp THCS 65%. Tỷ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp và học 2 buổi/ ngày đạt 100%. Diện tích phòng sinh hoạt chung cho trẻ đạt 50 m2/phòng. Toàn huyện có 26 bếp ăn, 61 sân chơi cho trẻ. Đối với cấp tiểu học, 13/13 xã, thị trấn đều đạt chuẩn và duy trì PCGD tiểu học mức độ 3. Cấp THCS, toàn huyện có 8/13 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập THCS mức độ 3 và 5/13 xã đạt chuẩn phổ cập THCS mức độ 2. Do đó, một trong những mục tiêu quan trọng được huyện Yên Thủy đề ra và quyết tâm thực hiện trong thời gian tới là duy trì PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 3 và phấn đấu đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 3, tập trung vào các xã: Ngọc Lương, Phú Lai, Hữu Lợi, Yên Lạc và Lạc Sỹ.

Đối với việc giáo dục xóa mù chữ, tổng số dân trong độ tuổi từ 15 – 60 trên có 46.550 người, trong đó, người biết chữ chiếm 98,2%. Số người mù chữ mức độ 1 là 0,02% và số người mù chữ mức độ 2 là 1,6%. Huyện đạt chuẩn giáo dục xóa mù chữ mức độ 2.

 

                                                                                 Dương Liễu

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục