Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.


Ảnh minh họa.

Về số lượng, cơ cấu, chất lượng

Bộ GD&ĐT cho biết, số lượng đội ngũ nhà giáo ngày càng phát triển, đặc biệt là nhóm nhà giáo ngoài công lập, nhà giáo người nước ngoài tham gia các hoạt động giảng dạy, giáo dục ở Việt Nam.

Tuy nhiên, cơ cấu đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông còn mất cân đối. Vấn đề thừa, thiếu cục bộ giáo viên mầm non, phổ thông diễn tại nhiều địa phương, trong từng cơ sở giáo dục, trong từng cấp học, môn học vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Nhiều địa phương không đảm bảo tỷ lệ giáo viên/lớp theo quy định của Bộ GD&ĐT. Đặc biệt, thiếu một số lượng lớn giáo viên để đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Về chất lượng giáo viên cũng còn bất cập, vì chưa có quy định chuẩn chung cho đội ngũ nhà giáo, bao gồm cả nhà giáo trong cơ sở công lập và ngoài công lập.

Về cơ chế quản lý đội ngũ nhà giáo

Theo dự thảo Tờ trình, hiện chưa có đầy đủ quy định để quản lý nhà giáo ngoài công lập. Các quy định của pháp luật hiện hành, nhất là Luật viên chức để quản lý đối với đội ngũ nhà giáo đã được tuyển dụng vào viên chức.

Trong khi đó, trước áp lực về tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy thì giải pháp để giảm gánh nặng về ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục nói chung, đội ngũ nhà giáo nói riêng là mở rộng hệ thống giáo dục ngoài công lập. Tuy nhiên, chính sách đối với nhà giáo công tác trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập chưa được quan tâm đúng mức.

Việc giao thoa giữa quản lý ngành và quản lý theo địa bàn, lãnh thổ đã tạo ra những bất cập nhất định trong công tác quản lý, phát triển đội ngũ nhà giáo, nhất là đối với các cấp học mầm non, phổ thông và các đơn vị chưa tự chủ.

Chẳng hạn, các cơ sở giáo dục là đơn vị trực tiếp sử dụng nhà giáo nhưng không có thẩm quyền tuyển dụng để kịp thời bổ sung số lượng nhà giáo còn thiếu để đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình giáo dục;

Ở hầu hết các địa phương cơ quan quản lý giáo dục không được chủ động tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động, biệt phái… nhà giáo để giải quyết tình trạng thừa – thiếu cục bộ nhà giáo trên địa bàn quản lý, kịp thời đáp ứng nhu cầu về người làm việc trước mỗi năm học;

Ngoài ra, công tác thăng hạng chức danh nghề nghiệp nhà giáo hầu hết không do ngành Giáo dục ở địa phương chủ trì. Nhiều nơi không tổ chức nên việc thực hiện chế độ, chính sách của nhà giáo chưa kịp thời, không động viên nhà giáo phấn đấu phát triển nghề nghiệp, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục...

Việc bỏ biên chế suốt đời đối với giáo viên và thực hiện cơ chế tuyển dụng giáo viên như những viên chức thông thường đã và đang bộc lộ một số hạn chế như:

Tuyển dụng đúng quy trình nhưng chú trọng đến kiến thức quản lý nhà nước nhiều hơn kỹ năng nghiệp vụ; khó tuyển được người giỏi vào ngành;

Chuyển biên chế suốt đời của giáo viên sang chế độ làm việc theo hợp đồng, hưởng lương theo vị trí việc làm, nhưng không có quy định đặc thù nên không thực hiện được công tác điều động, biệt phái giáo viên từ vùng có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi lên vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn công tác.

Dự thảo Tờ trình của Bộ GD&ĐT cũng nêu, việc thực hiện tinh giản biên chế theo yêu cầu chung gặp nhiều khó khăn đối với ngành Giáo dục vì đặc điểm nghề nghiệp của nhà giáo là dạy học và giáo dục theo cấp học, theo môn học.

Số lượng biên chế tinh giản trong ngành giáo dục chủ yếu là do giáo viên nghỉ chế độ, chuyển công tác, dẫn tới khó khăn trong bố trí, sắp xếp giáo viên theo định mức, theo chuyên môn đào tạo khi thực hiện yêu cầu tuyển dụng theo quy định mới.

Về vị thế, vai trò của đội ngũ nhà giáo

Các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước đã khẳng định vị thế, vai trò của đội ngũ nhà giáo trong sự phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, do chưa được luật hóa, hoặc luật hóa chưa đầy đủ nên thiếu cơ sở để thực hiện.

Thực tế, các chế độ, chính sách đối với nhà giáo như lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ, chế độ thu hút, sự tôn vinh của xã hội đối với nhà giáo… chưa tương xứng với vị thế, vai trò thực sự của nhà giáo.

Đời sống kinh tế của nhà giáo còn khó khăn, nhà giáo chưa thể sống được bằng lương, tiền lương của nhà giáo chưa thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống cho nhà giáo, nhất là nhà giáo trẻ và giáo viên mầm non.

Nhà giáo chưa nhận được sự quan tâm, bảo vệ xứng đáng từ xã hội, nên còn xảy ra nhiều sự việc đáng buồn về cách ứng xử từ xã hội, từ phụ huynh, người học đối với nhà giáo.

Điều này dẫn tới tình trạng nhà giáo không an tâm công tác, một bộ phận nhà giáo bỏ việc, chuyển việc, nhất là nhà giáo trẻ; đồng thời, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng không thu hút được người giỏi vào ngành sư phạm, nhiều địa phương, cơ sở giáo dục thiếu nguồn tuyển dụng để bổ sung số lượng nhà giáo còn thiếu để đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình giáo dục, đào tạo...


Theo VTV.VN

Các tin khác


Định hướng nghề nghiệp - Hướng đến tương lai - Bài 1: Giảm áp lực thi cử, tăng cơ hội lựa chọn ngành nghề

Hiện đang là giai đoạn nước rút với các sỹ tử trên cả nước trước kỳ thi vào lớp 10 Trung học Phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng. Đây cũng là lúc nhiều phụ huynh, học sinh phải đứng trước quyết định lựa chọn môi trường học phù hợp. Do đó, việc chủ động phân luồng hướng nghiệp sớm sẽ giúp phụ huynh và học sinh giảm áp lực thi cử, thêm cơ hội lựa chọn vào các ngành nghề phù hợp với năng lực, rộng cửa nghề nghiệp tương lai cho các em.

Huyện Kim Bôi: Trường mầm non chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1

Vào lớp 1 là bước ngoặt đối với trẻ nên việc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho các cháu là việc làm vô cùng quan trọng. Với phương châm "hết lòng vì học sinh thân yêu”, bên cạnh đổi mới, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, 28 trường mầm non trên địa bàn huyện Kim Bôi chú trọng trang bị cho trẻ một số kỹ năng, tư vấn tâm lý, giúp các cháu có tâm thế tốt, nhanh chóng thích nghi với môi trường mới.

Nâng cao chất lượng nguồn đào tạo các trường quân đội

Năm 2024, các học viện, trường sĩ quan (gọi chung là các trường) trong quân đội tiếp tục tuyển sinh đào tạo cán bộ cấp phân đội trình độ đại học, cao đẳng. Hiện nay, công tác tuyển sinh quân sự đã và đang được các địa phương, đơn vị tích cực triển khai thực hiện.

Ngành GD&ĐT huyện Mai Châu: Trang bị kiến thức giáo dục giới tính cho học sinh

Để khắc phục lỗ hổng giáo dục giới tính cho học sinh từ 12 - 17 tuổi, huyện Mai Châu đã, đang chỉ đạo các trường học trên địa bàn triển khai bằng nhiều hình thức, giúp các em nhận thức được những hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh và việc tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; rèn luyện về kỹ năng sống, sức khỏe sinh sản vị thành niên.

29 trường tham gia Cuộc thi sáng tạo sản phẩm giáo dục STEAM huyện Lạc Sơn 

Từ ngày 9-10/5, phòng GD&ĐT huyện Lạc Sơn tổ chức Cuộc thi sáng tạo sản phẩm giáo dục STEAM năm học 2023-2024 nhằm đánh giá các trường về kết quả tổ chức dạy, học các môn học và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học - kỹ thuật của học sinh; chào mừng kỷ niệm 11 năm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5/2013-18/5/2024); 94 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024).

Trường THPT Mường Bi tăng cường ôn thi tốt nghiệp cho học sinh

Cuối tháng 6, học sinh lớp 12 trong cả nước sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Thời điểm này, công tác ôn thi tốt nghiệp đang được Trường THPT Mường Bi, huyện Tân Lạc chú trọng nhằm đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi quan trọng này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục