(HBĐT) - Tiết sinh hoạt lớp đặt ở tiết cuối trong ngày học cuối của mỗi tuần, tiết học không có phân phối chương trình hay nội dung yêu cầu cụ thể, đi đôi với tâm lý muốn xả hơi cuối tuần nên dễ bị thực hiện qua loa, đại khái. Nội dung sinh hoạt còn khô cứng, lặp đi lặp lại, không thực sự gắn với nhu cầu của học sinh; hình thức tổ chức đơn điệu, nhàm chán... Để khắc phục tình trạng này, trường THCS Yên Trị (Yên Thủy) là một trong những trường tiên phong trong việc đổi mới mạnh mẽ tiết sinh hoạt theo hướng tạo cởi mở, thân thiện, quan tâm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.


Tiết sinh hoạt của lớp 7A1, trường THCS Yên Trị (Yên Thủy) trao sự điều hành và chủ động triển khai các nội dung cho học sinh.

Tiết sinh hoạt của lớp 7A1 do cô giáo Lê Thị Yến làm chủ nhiệm đặc biệt ở cách thức tổ chức và điều hành. Cô giáo chủ nhiệm chỉ dự, cuối giờ phát biểu chỉ đạo, định hướng, còn "làm chủ” tiết sinh hoạt là lớp trưởng, lớp phó và các tổ trưởng. Lớp trưởng, tổ trưởng báo cáo tình hình lớp qua sổ sao đỏ và việc thực hiện nội quy. Lớp phó báo cáo tình hình học tập và sổ đầu bài, sổ theo dõi. Lần lượt các tổ trưởng báo cáo kết quả theo dõi thi đua của từng thành viên và cả tổ trong tuần. Dựa trên quá trình theo dõi, quản lý lớp trực tiếp trong suốt tuần học và qua báo cáo của các tổ trưởng, các ban, thành viên trong lớp, lớp trưởng sẽ nêu rõ những mặt nổi bật trong tuần, đồng thời, chỉ ra những khiếm khuyết của tập thể, cá nhân trong lớp. Cuối cùng là đề xuất tuyên dương cá nhân điển hình của lớp, cũng như phê bình cá nhân vi phạm với giáo viên chủ nhiệm. Với cách làm này đã phát huy tốt sự tự tin, chủ động của đội ngũ cán bộ lớp, đồng thời, khuyến khích mỗi thành viên trong lớp tích cực tham gia phát biểu ý kiến.

Cô giáo Lê Thị Yến, chủ nhiệm lớp 7A1 cho biết: Mô hình "Đổi mới tiết sinh hoạt lớp" là một hình thức tổ chức tự quản cho học sinh, góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết. Thông qua các giờ sinh hoạt lớp, các em bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá, nhận xét nhau thẳng thắn, tích cực. Các học sinh trong lớp được liên kết lại với nhau, giáo viên gắn bó với học sinh trong một cộng đồng chung để giải quyết những vấn đề hàng ngày ở trường, lớp học. Học sinh được mở rộng các mối liên hệ, tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống tập thể của lớp học. Sau nội dung nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm về việc học tập, thực hiện nề nếp trong tuần thì mỗi tuần, các em sẽ tự chọn, xây dựng kế hoạch, lên kịch bản nội dung để sinh hoạt chuyên đề liên quan đến giáo dục kỹ năng sống, hoặc một chủ đề nào đó các em quan tâm. Qua đây, giúp các em phát triển các kỹ năng cơ bản, cần thiết cho bản thân.

Hiện nay, mô hình "đổi mới tiết sinh hoạt lớp” được triển khai áp dụng tại 12/12 lớp của nhà trường. Cô giáo Nguyễn Thị Lệ Dung, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Sau 2 tháng triển khai, mô hình "Đổi mới tiết sinh hoạt lớp" đã cho thấy những hiệu quả rõ rệt. Trước tiên là nhờ việc đa dạng hoá về nội dung, hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp đã thu hút được sự tham gia tích cực của học sinh. Học sinh cởi mở chia sẻ về hoàn cảnh gia đình, bản thân cũng như những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống để nhận được sự động viên, chia sẻ, giúp đỡ của bạn bè, thầy cô. Qua đó, ý thức tự giác chấp hành nội quy, kỷ luật của học sinh được nâng lên rõ rệt. Đồng thời, kỹ năng xử lý tình huống của học sinh, nhất là các tình huống phát sinh trong trường học được nâng lên. Đặc biệt, môi trường lớp học, nhà trường trở nên thân thiện, giúp mối quan hệ bạn bè, học sinh với thầy cô thêm gắn kết.

Dương Liễu


Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục