Trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay, Bộ GD-ĐT cần có điều chỉnh đánh giá học sinh (HS) sao cho phù hợp với giảm tải chương trình học kỳ 2.


Học sinh nghỉ học dài ngày vì dịch Covid-19 nên việc kiểm tra đánh giá cũng cần điều chỉnh phù hợp

Theo hướng dẫn của Bộ, kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học qua internet, trên truyền hình được sử dụng thay cho các bài kiểm tra thường xuyên theo quy định của Bộ về đánh giá, xếp loại HS tiểu học, THCS, THPT. Chỉ kiểm tra định kỳ sau khi HS đi học trở lại với bài kiểm tra định kỳ và học kỳ.

Như vậy việc đánh giá xếp loại học lực HS tiểu học, THCS và THPT vẫn thực hiện theo Thông tư 58 của Bộ GD-ĐT ban hành ngày 12.12.2011. Với một số quy định sau: Về các loại bài kiểm tra: kiểm tra thường xuyên gồm kiểm tra miệng; kiểm tra viết dưới 1 tiết; kiểm tra thực hành dưới 1 tiết. Kiểm tra định kỳ gồm kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên; kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên; kiểm tra học kỳ.

Thông tư 58 tất nhiên áp dụng trong điều kiện bình thường, còn trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay, Bộ cần có điều chỉnh sao cho phù hợp với giảm tải chương trình học kỳ 2 (đã có hướng dẫn). Nếu được có thể không thực hiện kiểm tra thường xuyên.

Về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, việc học qua internet, truyền hình khi tất cả HS được tham gia học tập (100%) khó đảm bảo vì điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật từng địa phương, nhà trường, giáo viên, gia đình, HS không có sự đồng bộ cần thiết. Vì thế sẽ khó có sự công bằng khi thực hiện kiểm tra thường xuyên. Nhiều HS vùng sâu, xa... khó tiếp cận được kiến thức khi học từ xa.

Về tính khách quan, trung thực, để đảm bảo sự công bằng cho HS trong kiểm tra thường xuyên cần phải có sự giám sát của thầy cô giáo nhưng điều này khó thực hiện khi dạy học qua internet trên truyền hình và trong điều kiện dịch bệnh hiện nay. Như vậy yếu tố trung thực trong kiểm tra khó đảm bảo được.

Về thực tế, trước diễn biến của tình hình dịch bệnh hiện nay, HS nghỉ học dài ngày không biết được khi nào hết dịch trở lại trường học, thời gian của năm học không còn nhiều, vì vậy Bộ đã có hướng dẫn giảm tải các đơn vị kiến thức trong chương trình học ở học kỳ 2. Tuy nhiên, số lượng bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ vẫn giữ nguyên không thay đổi là rất áp lực cho HS. Ví dụ môn ngữ văn là 12 cột điểm/học kỳ, môn sử - giáo dục công dân ít nhất cũng 5 cột điểm/học kỳ và có mười môn học phải đánh giá bằng điểm số. Vậy Bộ cũng cần phải giảm số lượng bài kiểm tra theo chương trình giảm tải. Điều này là cần thiết và hợp lý với thực tế hiện nay.

Trước thực tế này, Bộ nên điều chỉnh Thông tư 58, không kiểm tra thường xuyên để đảm bảo sự công bằng và giảm áp lực trong kiểm tra cho HS trong mùa dịch này.

Theo Báo Thanh Niên

Các tin khác


Phí dạy học online - nơi thu cao, nơi miễn phí

Để kịp ứng phó với tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công nhận kết quả dạy học online và cho phép các trường thu tiền phí để thực hiện việc này, trên cơ sở thỏa thuận với phụ huynh học sinh. Tuy nhiên, việc tính toán phí dạy online hiện nay mỗi nơi đang thực hiện một kiểu, nơi thu bằng học phí khi dạy học trực tiếp, có nơi lại thực hiện miễn phí cho học sinh.

Bộ GD-ĐT hướng dẫn chi tiết việc dạy học qua Internet và truyền hình

Bộ đưa ra những hướng dẫn về các hình thức dạy học qua Internet và trên truyền hình với những yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, bài học và học liệu, cách thức tổ chức dạy học...

Kho dữ liệu hơn 5 nghìn bài giảng điện tử các cấp học

Giáo viên, học sinh có thể truy cập vào kho dữ liệu với 5 nghìn bài giảng điện tử thuộc các chủ đề, môn học của các lớp học từ mầm non đến tiểu học, THCS, THPT với nội dung phong phú. Đây là những bài giảng đã đoạt giải từ các cuộc thi quốc gia thiết kế bài giảng e-learning qua các năm do Bộ GD-ĐT tổ chức, là nguồn học liệu phong phú, đặc biệt có ý nghĩa với học sinh, giáo viên trong thời điểm nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19.

TP Hồ Chí Minh tiếp tục cho học sinh nghỉ đến 19-4

Ngày 29-3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP Hồ Chí Minh cho biết, UBND TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản chỉ đạo gửi các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện về việc kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh, sinh viên, học viên thành phố.

63 tỉnh, thành cho học sinh nghỉ học, nhiều địa phương chưa xác định ngày đi học lại

Trước tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, tính đến sáng 28/3, 63 tỉnh, thành trên cả nước cho toàn bộ học sinh nghỉ học, có những nhiều nơi chưa xác định ngày học sinh trở lại trường.

Duy trì nền nếp học tập và hướng dẫn học sinh học tại nhà - kinh nghiệm từ trường tiểu học Dạ Hợp

(HBĐT) -  Để phòng, chống dịch bệnh Covid-19, học sinh trên địa bàn toàn tỉnh đã được nghỉ học từ ngày 3/2 đến nay. Thời gian nghỉ học kéo dài, lại đang là giữa năm học nên đã ảnh hưởng nhiều đến việc học của học sinh cũng như sinh hoạt của các gia đình. Chủ động ứng phó với việc nghỉ học kéo dài, trường tiểu học Dạ Hợp, phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) đã có những cách làm hay, sáng tạo để duy trì nền nếp học tập, cũng như hướng dẫn, hỗ trợ học sinh tự học tại nhà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục