(HBĐT) - Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2005 - 2020, các Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) trong toàn tỉnh tổ chức được 72.981 lớp, với gần 5 triệu lượt người tham gia học tập. Qua đó, góp phần củng cố, phát huy hiệu quả công tác phổ cập giáo dục TH&THCS; xây dựng khối đoàn kết trong Nhân dân.


Trung tâm Học tập cộng đồng phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân.

Hoạt động của các TTHTCĐ  giúp người dân nâng cao nhận thức trên các lĩnh vực: pháp luật, chăm sóc sức khỏe, áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất, đời sống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, đẩy lùi tệ nạn xã hội…; từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần ổn định, phát triển KT - XH ở địa phương và thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới. 

 Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của các TTHTCĐ còn bộc lộc nhiều hạn chế. Đồng chí Hà Việt Thùa, Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Mai Châu cho biết: Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, toàn huyện hiện có 16 xã, thị trấn. Hiện TTHTCĐ của 16/16 xã, thị trấn đều đã có trụ sở riêng, 100%  TTHTCĐ có mạng internet. Tuy nhiên, cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trung tâm đều rất thiếu và đã xuống cấp. Tài liệu sách, báo cũng thiếu nhiều, không được cập nhập tài liệu, sách báo mới, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Do vậy, các TTHTCĐ chưa có sức hút, chưa thực sự thu hút được đông đảo người dân đến học tập, sinh hoạt.

Thực tế khó khăn, hạn chế trong hoạt động của các TTHTCĐ huyện Mai Châu cũng đang diễn ra tại TTHTCĐ các địa phương khác của tỉnh. Đồng chí Quách Thế Tản, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh nhìn nhận: Nội dung, hình thức hoạt động của TTHTCĐ chưa phong phú, chưa đáp ứng được yêu cầu học tập ngày càng đa dạng của người dân. Một số trung tâm hoạt động cầm chừng, mang tính hình thức, gây lãng phí về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có. Việc tổng kết, đánh giá các mô hình hiệu quả để nhân ra diện rộng chưa được quan tâm. Công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong việc tổ chức các chuyên đề, hoạt động của TTHTCĐ còn ít. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của một số trung tâm thiếu, xuống cấp. Những hạn chế, yếu kém đó do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chủ yếu là ở một số TTHTCĐ, công tác quản lý, điều hành còn yếu; cán bộ quản lý thiếu chủ động trong tham mưu, xây dựng kế hoạch hoạt động của trung tâm; báo cáo viên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ chưa đáp ứng yêu cầu. Tài liệu, sách báo phục vụ nhu cầu học tập của Nhân dân chưa phong phú. Một số TTHTCĐ xa nơi cư trú của người dân, việc mở lớp, huy động người học khó khăn. 

 Trước thực tế đó, đồng chí Hà Việt Thùa, Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Mai Châu đề xuất: Cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá, xếp loại các TTHTCĐ; sơ kết, tổng kết, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có đóng góp tiêu biểu. Rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách đầu tư nguồn lực để phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ. Ngoài ra, phải tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hành động của cấp ủy Đảng, chính quyền về vai trò, vị trí của TTHTCĐ đối với quá trình phát triển KT-XH của địa phương trong tình hình mới.

Để nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức hoạt động của TTHTCĐ, các trung tâm cần khảo sát nhu cầu học của các  đối tượng để xây dựng kế hoạch mở lớp sát với tình hình thực tiễn, gắn  với yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương. Đổi mới công tác tổ chức hoạt động của trung tâm theo hướng đa dạng, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập của Nhân dân. Cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương tiếp tục quan tâm bố trí, tu sửa, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị đối với các trung tâm chưa có trụ sở hoặc đã xuống cấp. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp xây dựng, tổ chức các hoạt động của TTHTCĐ.

Dương Liễu

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục