(HBĐT) - Năm 2020, giáo dục (GD) Hòa Bình ghi dấu ấn đáng phấn khởi trong lĩnh vực giáo dục mầm non (GDMN) khi tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường đạt 75,8% (tăng 1,7% so với năm 2019). Đặc biệt, trẻ tuổi nhà trẻ đến trường đạt 44,4% (tăng 2,9% so với năm 2019 và cao hơn 17,9% so với trung bình chung toàn quốc), trẻ tuổi mẫu giáo đạt 98,7% (tăng 1,4% so với năm 2019 và cao hơn 4,3% so với toàn quốc), trẻ mầm non 5 tuổi ra lớp đạt 100%. Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tiếp tục được nâng cao, 97% trẻ được ăn tại trường; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm so với cùng kỳ năm học trước. Kết quả đó thể hiện sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đầu tư cho GD nói chung, GDMN nói riêng, cũng như nỗ lực của ngành GD trong việc chăm sóc những mầm non tương lai.


Trường mầm non Sơn Ca, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, tạo sự yên tâm cho phụ huynh và người dân khi gửi trẻ.

Vấn đề cơ sở vật chất chính là yếu tố tiên quyết trong việc huy động trẻ đến trường, chăm sóc, GD trẻ. Do đó, những năm qua, Phòng GD&ĐT huyện, thành phố đã tham mưu các cấp đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, môi trường học tập trong và ngoài lớp học cho các trường mầm non, như: Mở rộng diện tích, khuôn viên nhà trường; xây dựng, cải tạo phòng học, phòng chức năng và các công trình phụ trợ khác; mua sắm thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho các nhóm lớp; quy hoạch bố trí khu vui chơi, khu phát triển thể chất cho trẻ… Các cấp quản lý, cơ sở GDMN làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh, cộng đồng để thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng môi trường GD xanh, sạch, đẹp, gần gũi, thân thiện đối với trẻ. Giai đoạn 2016 - 2020, kinh phí đầu tư cho bậc học mầm non hơn 935 tỷ đồng. Những địa phương tiêu biểu về đầu tư mua sắm, xây dựng cơ sở vật chất cho bậc học mầm non là: TP Hòa Bình, Lạc Thủy, Lương Sơn, Tân Lạc. Một số địa phương như: Đà Bắc, Kim Bôi, Mai Châu… thực hiện tốt việc huy động các nguồn lực xã hội hóa đầu tư cho GDMN.

Thời gian qua, ngành GD đã thực hiện hiệu quả chuyên đề "Xây dựng môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm, giai đoạn 2016-2020”; xây dựng mô hình tại trường mầm non Nam Phong (Cao Phong), Tân Thịnh B (TP Hòa Bình). Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đơn vị là điểm sáng trong thực hiện chuyên đề, như các trường mầm non: Cửu Long (Lương Sơn), Suối Hoa (TP Hòa Bình), Phú Vinh (Tân Lạc), Hoa Hồng (Lạc Sơn)…

Đồng chí Nguyễn Minh Thắng, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng GDMN (Sở GD&ĐT) cho biết: Để huy động trẻ đến trường, 100% cơ sở GDMN trên địa bàn tỉnh đều tạo được môi trường cho trẻ hoạt động theo quan điểm GD lấy trẻ làm trung tâm. Các khu vực trong nhà trường được quy hoạch theo hướng tận dụng không gian để trẻ hoạt động phù hợp, linh hoạt, đa dạng, phong phú, góc hoạt động trong, ngoài lớp mang tính mở. Tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn, sử dụng sự vật, đồ vật, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm. 100% trường mầm non có sân chơi, đồ chơi ngoài trời; lớp mẫu giáo 5 tuổi có đủ đồ dùng đồ chơi là 676/676 lớp, đạt 100%. TP Hòa Bình và huyện Cao Phong có 92% nhóm lớp có đủ đồ chơi. Ngoài ra, 100% trường mầm non xây dựng các tiêu chí ứng xử thân thiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, trẻ và phụ huynh phù hợp thực tiễn, văn hóa của địa phương để cán bộ, giáo viên, cha mẹ trẻ cùng biết, phối hợp thực hiện. 100% các trường đảm bảo an toàn về mặt tâm lý cho trẻ, thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và trẻ với những người xung quanh. Nhờ vậy, phụ huynh tin tưởng khi gửi con đến lớp, trẻ vui, thích thú khi đến trường.

Để duy trì, tiếp tục nâng tỷ lệ huy động trẻ mầm non, nhất là trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ ra lớp, thời gian tới, ngành GD tăng cường công tác tham mưu với các cấp ủy, chính quyền địa phương đầu tư kinh phí cho GDMN. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới cha mẹ trẻ và cộng đồng thực hiện hiệu quả công tác xã hội hóa GD, huy động các nguồn lực đầu tư cho GDMN. Nâng cao chất lượng đội ngũ, nhân rộng mô hình điểm, hiệu quả trong các trường mầm non. Tiếp tục tổ chức các lớp bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên; tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được chia sẻ, học tập kinh nghiệm để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

Dương Liễu

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục