Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các trường ĐH chủ động đưa ra kế hoạch dạy học trực tuyến khác nhau theo điều kiện từng trường.


Sinh viên đã làm quen với việc học trực tuyến ẢNH: NGỌC DƯƠNG

Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM quyết định tạm ngưng toàn bộ hoạt động dạy học một tuần đầu tiên sau kỳ nghỉ so với kế hoạch (từ 22 - 28.2). Học phần lý thuyết sẽ bắt đầu theo hình thức trực tuyến từ ngày 1.3, các học phần khác (thực hành, thí nghiệm, giáo dục thể chất) sẽ có thông báo sau.
Các trường ĐH: Tài chính - Marketing, Bách khoa, Kinh tế, Y dược TP.HCM cũng tổ chức dạy học trực tuyến. Các trường cũng thông báo người học ngừng đến trường từ sau kỳ nghỉ tết chuyển sang học trực tuyến.
Đặc biệt, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch quyết định sinh viên (SV) không học tập trung tại giảng đường cho đến cuối tháng 3 với các học phần lý thuyết. Thay vào đó, người học sẽ được gửi bài giảng số để tự học và được bổ sung học trực tuyến qua hệ thống MS-Teams. Với các học phần thực hành lâm sàng, thực tập cơ sở và thi cuối kỳ tại phòng thi máy tính thì tạm ngưng đến khi có thông báo mới.
Ngay từ trước tết, nhiều trường kịp thời chuyển sang hình thức trực tuyến cho đến khi có thông báo mới để phòng chống dịch Covd-19 như: Sư phạm TP.HCM, Công nghiệp TP.HCM, Ngân hàng TP.HCM, Giao thông vận tải TP.HCM... Một số trường ĐH cho biết áp dụng hình thức trực tuyến 2 tuần sau kỳ nghỉ tết như: Quốc tế, Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, Nha Trang...

Trường ĐH Y Hà Nội cũng thông báo từ trước tết việc SV sẽ học trực tuyến các nội dung lý thuyết trong khoảng 2 tuần kể từ sau khi nghỉ tết, đồng thời lùi lịch giảng labo sau khi kết thúc nghỉ tết 2 tuần. SV, học viên dừng việc học lâm sàng (trừ bác sĩ nội trú) tại tất cả các bệnh viện, cho đến khi các bệnh viện có thông báo đủ điều kiện tiếp nhận người học.

ĐH Quốc gia Hà Nội đã quyết định tất cả các đơn vị thành viên, trực thuộc dạy - học trực tuyến ngay sau đợt nghỉ tết (từ 17.2) cho đến khi có thông báo mới.

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng yêu cầu SV toàn trường không di chuyển khỏi nơi đang cư trú hiện tại và thực hiện quy định chống dịch. Từ ngày 22.2, SV học trực tuyến. Để đảm bảo SV tốt nghiệp đúng thời hạn, các hội đồng chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp ĐH trong học kỳ 1 năm học 2020 - 2021 có thể họp và chấm tốt nghiệp theo phương thức online nếu đáp ứng đủ điều kiện đánh giá chính xác và khách quan.

Các trường ĐH: Thương mại, Ngoại thương, Kinh tế quốc dân, Học viện Ngân hàng, ĐH Công nghiệp Hà Nội cũng thông báo học tập trực tuyến.


Theo Báo Thanh niên

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục