Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM hiện có 68.550 học sinh vẫn chưa tham gia học, chiếm gần 5% học sinh toàn thành phố.


Dù đã bắt đầu năm học mới nhưng TP.HCM vẫn còn gần 70.000 học sinh chưa ra học
NGUYỄN LOAN

Cụ thể, ở bậc tiểu học năm học này có 674.173 học sinh, trong đó có hơn 636.000 đã tham gia học trực tuyến; hơn 6.000 học tạm tại quê và có tới 33.272 vẫn chưa học, chiếm 2,94%.

Tiếp đó, ở bậc THCS, năm nay có 453.082 và đã có 425.495 đã tham gia học trực tuyến nhưng vẫn còn 26.637 chưa tham gia, chiếm 5,88%.

Còn ở bậc THPT, năm nay có 230.891, trong đó còn 5.570 chưa tham gia học. Còn hệ giáo dục thường xuyên có 28.086 thì còn 3.071 chưa tham gia học chiếm tới 10,93%.

Trong khi đó, theo thống kê của từng quận, huyện thì huyện Hóc Môn là địa phương có số học sinh chưa học cao nhất với 8.094; tiếp đó là Gò Vấp với 7.386; TP.Thủ Đức còn 5.961, Q.8 còn 4.742, Q.Bình Thạnh còn 3.827, Q.Bình Tân còn 3.577…

Năm nay, toàn TP.HCM có gần 1,7 triệu học sinh, tăng hơn 11 học sinh. So với năm học trước đó thì số học sinh tăng năm nay ít hơn, so với con số tăng 54.000 của năm học 2020 - 2021. Đặc biệt, ở bậc THCS năm nay giảm 5.616, bậc THPT giảm 2.861.

Riêng ở hệ thống trường ngoài công lập, số học sinh năm nay giảm tới 14.301, trong đó giảm nhiều nhất là ở bậc tiểu học.

Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tất cả các địa phương ở thành phố đều thực hiện tất cả các khâu tuyển sinh đầu cấp bằng hình thức trực tuyến. Hiện nhiều trường vẫn tiếp tục tiếp nhận hồ sơ và hỗ trợ học sinh, phụ huynh hoàn tất các thủ tục cần thiết, đặc biệt là với bậc tiểu học.

Năm nay là một năm học đặc biệt với học sinh TP.HCM và nhiều tỉnh thành khác khi chịu tác động lớn bởi dịch Covid-19. Toàn bộ học sinh phải bắt đầu năm học mới bằng hình thức trực tuyến, nhiều em không đủ điều kiện tham gia vì không có thiết bị kết nối, đường truyền, nhiều em khác thì đang mắc kẹt ở quê… Dù vậy, học sinh bậc THCS, THPT đã chính thức bước vào chương trình học từ ngày 6.9; còn học sinh bậc tiểu học sẽ bắt đầu học từ ngày 20.9. Riêng bậc mầm non vẫn tiếp tục nghỉ học kéo dài.

Theo Báo Thanh niên

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục