(HBĐT) - Sở GD&ĐT vừa ban hành Công văn số 538/SGD&ĐT-TTr, ngày 7/3/2022 về việc tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các thí sinh xét tuyển đại học, cơ sở dạy nghề năm 2022.


Theo Sở GD&ĐT, năm 2022, nhiều trường đại học đã xây dựng các phương án tuyển sinh theo hướng giảm tỷ lệ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT do Bộ GD&ĐT tổ chức, sử dụng nhiều hình thức xét tuyển khác nhau như: Tuyển thẳng; tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực, tư duy riêng; sử dụng các chứng chỉ quốc tế; xét tuyển kết hợp giữa kết quả học bạ với kết quả thi tốt nghiệp THPT... Các hình thức tuyển sinh này tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tiêu cực, gian lận, "chạy điểm”, "chạy học bạ”, "chạy chứng chỉ ngoại ngữ” hoặc thiếu sự công bằng khi xét tuyển giữa các thí sinh thuộc các khu vực, vùng miền khác nhau. Đáng chú ý, nhiều cơ quan chức năng đã phát hiện đường dây tổ chức thi lấy chứng chỉ tiếng Anh Ielts có thủ đoạn rất tinh vi, qua mặt được sự kiểm tra của nhiều cơ sở giáo dục đại học.

Nhằm chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý gian lận trong việc tuyển sinh đại học, dạy nghề năm 2022 bằng hình thức sử dụng văn bằng, chứng chỉ, học bạ để xét tuyển, Sở GD&ĐT sẽ phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các trường hợp thí sinh sử dụng văn bằng, chứng chỉ để xét tuyển; khắc phục những sơ hở, tồn tại và xử lý nghiêm các sai phạm liên quan (nếu có); rà soát, nắm tình hình việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả và các hành vi gian lận, sửa chữa hồ sơ, học bạ để xét tuyển vào các trường Đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Giám đốc Sở GD&ĐT cũng yêu cầu thủ trưởng các đơn vị, trường học tăng cường công tác quản lý hồ sơ theo dõi, đánh giá kết quả học tập của học sinh, học bạ theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT, không để lợi dụng, xảy ra hiện tượng "xin điểm”, "chạy điểm” "sửa chữa học bạ” trái quy định dẫn tới làm sai lệch hồ sơ đánh giá xếp loại học sinh. Cùng với đó, các đơn vị, nhà trường tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giáo dục; nâng cao hiệu lực công tác kiểm tra, tự kiểm tra; thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, tránh "bệnh thành tích”.


T.T (TH)


Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục