Ngày 20/11, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 195/NQ-CP về việc dừng chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến tại Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg ngày 04/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Học sinh học trực tuyến. Ảnh minh họa: Thanh Tùng/TTXVN
Theo đó, Chính phủ phê duyệt chủ trương dừng chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến tại Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg.
Chính phủ giao Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Quyết định bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg, trên cơ sở Tờ trình số 154/TTr-BTC ngày 19/7/2023 của Bộ Tài chính.
Bộ Tài chính cho biết, triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ, trong bối cảnh diễn biến dịch COVID-19 phức tạp, mức độ lây lan nhanh và rộng nên học sinh, sinh viên có thể phải tiếp tục học trực tuyến khi bị mắc COVID-19 hoặc tại địa phương có số ca nhiễm cao, Bộ Tài chính đã chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội và các bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến.
Theo Bộ Tài chính, chương trình tín dụng theo Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg đã hỗ trợ hơn 80 nghìn học sinh, sinh viên có đủ điều kiện tiếp tục học tập trực tuyến khi bị mắc COVID-19 trong giai đoạn vừa qua, đồng thời hỗ trợ học sinh, sinh viên học tập hiệu quả trong môi trường lớp học đang dần được công nghệ hóa, số hóa; góp phần thực hiện đúng chủ trương công bằng xã hội, quan tâm đến mọi người dân, "không bỏ ai lại phía sau" của Đảng và Nhà nước. Như vậy, chính sách ban hành đã được triển khai, thực hiện đồng bộ và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, đến nay dịch COVID-19 đã được kiểm soát nên các trường học không tổ chức học tập trực tuyến nữa.
Tại công văn số 9368/NHCS-TDSV ngày 16/11/2022, Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo đã phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan, Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp huyện, Ban giảm nghèo cấp xã, cùng tổ chức chính trị - xã hội các cấp để thực hiện rà soát nhu cầu vay vốn thực tế của chương trình tín dụng theo Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg. Kết quả là chỉ có 14/63 tỉnh, thành phố tổng hợp còn nhu cầu vay vốn với số tiền 94 tỷ đồng (đến nay Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân hết số tiền này).
Do vậy, để phù hợp với bối cảnh thực tế hiện nay, việc ban hành Quyết định bãi bỏ Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg là cần thiết.
Theo Baotintuc.vn
Xã Suối Hoa (Tân Lạc) có địa bàn rộng, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Tuy nhiên, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập luôn được xã chú trọng; phát huy truyền thống hiếu học trong nhân dân, đẩy mạnh tuyên truyền, xã hội hóa giáo dục, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Nhân dịp 20/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết: "Để thu hút được đội ngũ trẻ, giỏi gắn bó với nghề giáo có nhiều yếu tố. Tôi nghĩ khi tham gia hoạt động nghề nghiệp, nhà giáo được phát triển bản thân, được khẳng định mình, có đời sống tốt, phát huy được năng lực… khi đó sẽ thu hút được nhiều hơn những người có năng lực, trình độ”.
Theo hướng dẫn mới về quy định vị trí việc làm trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập, định mức giáo viên được tính theo 3 vùng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT, hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập.
Ngày 15/11, tại Hà Nội, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học thường niên về Giáo dục phổ thông năm 2023.
Một lần nữa vấn đề bạo lực học đường (BLHĐ) làm "nóng” nghị trường Quốc hội khi vào sáng 8/11/2023, vấn đề này được đưa ra với phần chất vấn của các đại biểu Quốc hội và trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.