Trường Tiểu học Sông Đà là ngôi trường có bề dày thành tích học tập và rèn luyện trên địa bàn TP Hòa Bình. Thời gian gần đây, nhà trường triển khai hiệu quả mô hình "Giáo dục kiến thức và kỹ năng toàn diện cho học sinh thực hành các lĩnh vực: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học”, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Giáo viên, học sinh Trường Tiểu học Sông Đà (TP Hòa Bình) tìm hiểu các sản phẩm từ chương trình giáo dục STEM.
Trao đổi về lý do xây dựng mô hình, cô giáo Phạm Thị Huệ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sông Đà chia sẻ: Trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT), giáo dục STEM vừa mang ý nghĩa thúc đẩy giáo dục ở các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, vừa thể hiện phương pháp tiếp cận liên môn, phát triển năng lực và phẩm chất người học. Các chủ đề STEM trong chương trình môn học tích hợp ở giai đoạn giáo dục cơ bản như các môn: Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Tin học và Công nghệ (ở tiểu học). Như vậy, triển khai giáo dục STEM là một nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản lý trường tiểu học nhằm đáp ứng thực hiện yêu cầu đổi mới của Chương trình GDPT 2018. Đội ngũ giáo viên là nòng cốt trong việc triển khai, thực hiện áp dụng nội dung này góp phần không nhỏ trong đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường ở giai đoạn hiện nay.
Mô hình có sự tham gia của 1.026/1.026 học sinh của 5 khối lớp. Các giờ học được tổ chức theo định hướng STEM cũng cho thấy sự hứng thú, tích cực và chủ động hơn, nhờ đó hiệu quả học tập được nâng cao. Học sinh được học bằng các công cụ trực quan, được trang bị những kiến thức thực tế để có thể áp dụng ngay. Học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm, tạo ra sản phẩm dựa trên kiến thức vừa học khiến cho các giờ học trở nên thú vị, thu hút hơn. Học sinh được trang bị, phát triển những kỹ năng mềm như tư duy phản biện, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng giao tiếp, giải quyết vấn đề…
Về phía đội ngũ giáo viên của trường được tích lũy kinh nghiệm về dạy học theo định hướng STEM. Song song với đó, giáo viên tích cực, tự tin chia sẻ kinh nghiệm và tập huấn, học hỏi lẫn nhau để nâng cao năng lực chuyên môn, sự hiểu biết về giáo dục STEM, mạnh dạn đăng ký tham gia dạy các chủ đề STEM. Áp dụng giáo dục STEM trong việc thực hiện chương trình giáo dục, học sinh được vận dụng kiến thức đã học để tạo ra những sản phẩm thiết thực. Kết quả, đã có 85 sản phẩm, album, clip được lưu làm minh chứng tổ chức hoạt động dạy học theo hình thức hoạt động trải nghiệm và hình thức bài học STEM; dự giờ được 12/17 tiết học áp dụng giáo dục STEM; tư vấn, hỗ trợ được 30/42 giáo viên ở tất cả các khối lớp. 100% các lớp có góc trưng bày sản phẩm STEM và lưu giữ được nhiều sản phẩm tham gia Ngày hội học sinh tiểu học do trường tổ chức vào tháng 3/2023 với chủ đề "Ngày hội STEM”.
Cô Phạm Thị Huệ cho biết thêm: Không chỉ ở Trường Tiểu học Sông Đà, mô hình đã được nhân rộng ở một số trường tiểu học trên địa bàn TP Hòa Bình, được báo cáo điển hình nhân rộng tại huyện Yên Thủy. Mô hình cũng được Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1) về ghi hình, đưa tin và minh họa trong hội nghị tập huấn hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục STEM cấp tiểu học do Bộ GD&ĐT tổ chức. Năm học 2022 - 2023, Trường Tiểu học Sông Đà được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Hiệu quả mô hình chưa tính toán được giá trị về kinh tế, nhưng đã góp phần đổi mới trong công tác giáo dục theo Chương trình GDPT 2018. Học sinh được rèn luyện kỹ năng thực hành thông qua tích hợp các môn học; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, học sinh, có khả năng tạo được hiệu ứng lan toả, tác dụng nêu gương, mức độ ảnh hưởng và phạm vi nhân rộng trên toàn tỉnh.
Hương Lan
Ngày 16/11, Trường Cao đẳng Y dược Lê Hữu Trác tổ chức khai giảng năm học 2023 - 2024 và kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.
Xã Suối Hoa (Tân Lạc) có địa bàn rộng, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Tuy nhiên, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập luôn được xã chú trọng; phát huy truyền thống hiếu học trong nhân dân, đẩy mạnh tuyên truyền, xã hội hóa giáo dục, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Nhân dịp 20/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết: "Để thu hút được đội ngũ trẻ, giỏi gắn bó với nghề giáo có nhiều yếu tố. Tôi nghĩ khi tham gia hoạt động nghề nghiệp, nhà giáo được phát triển bản thân, được khẳng định mình, có đời sống tốt, phát huy được năng lực… khi đó sẽ thu hút được nhiều hơn những người có năng lực, trình độ”.
Theo hướng dẫn mới về quy định vị trí việc làm trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập, định mức giáo viên được tính theo 3 vùng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT, hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập.
Ngày 15/11, tại Hà Nội, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học thường niên về Giáo dục phổ thông năm 2023.