Không chỉ yếu về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành mà các kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, tiếng Anh... của học sinh trung cấp cũng rất yếu

Tại buổi tọa đàm Đổi mới và phát triển giáo dục chuyên nghiệp TPHCM do Sở GD- ĐT TPHCM tổ chức ngày 31-12, hầu hết các doanh nghiệp tham gia đều cho rằng đa số học sinh tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) đều yếu từ kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng thực hành. Trình độ tiếng Anh cũng như kỹ năng giao tiếp, tự làm việc, làm việc nhóm... đều rất yếu.


Không đạt yêu cầu tuyển dụng


Ông Đỗ Xuân Kế, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ- Tin học Bến Thành, cho biết vừa qua công ty có tuyển học sinh tốt nghiệp TCCN ngành công nghệ thông tin. Tuy nhiên, đối tượng này không đáp ứng được công việc. Khi được đề nghị lắp ráp máy tính hay format thì học sinh không biết làm. 100% ứng viên vào xin việc khi được kiểm tra kiến thức cơ bản đều không đạt yêu cầu.


Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Công ty Kỹ thuật công nghệ Nam Viễn Đông, cho biết khi công ty ông tiếp nhận lao động có bằng tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin, người này cứ khăng khăng đòi làm quản trị mạng nhưng khi công ty kiểm tra vài kỹ năng cơ bản thì không biết làm gì, thậm chí còn không biết in văn bản...


Các trường TCCN cần chú trọng đào tạo kỹ năng thực hành cho học sinh. Ảnh: C.N


Lo lắng nhất của các nhà tuyển dụng là kỹ năng thực hành của nhiều học sinh TCCN rất kém. Ông Trần Văn Dũng, cán bộ kỹ thuật nhà máy bia Heineken, nói: Nhiều em khi được hỏi thì nói đã được học nguyên lý vận hành của máy nhưng yêu cầu mô tả thì không mô tả được. Nhiều doanh nghiệp cho rằng doanh nghiệp muốn sử dụng lao động phải đào tạo lại nhưng nguyên lý cơ bản mà không nắm được thì doanh nghiệp cũng bó tay!


Cần quan tâm kỹ năng mềm


Không riêng khối ngành kỹ thuật, kỹ năng của học sinh khối ngành kinh tế cũng rất yếu. Ông Vũ Quốc Thắng, Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Côn Sơn, cho biết về lý thuyết, các em nắm tốt nhưng khi ra làm việc lại không biết làm như thế nào. Nguyên nhân được ông Thắng chỉ ra là: “Hầu như 100% doanh nghiệp đều sử dụng phần mềm kế toán nhưng hiện nay các trường lại dạy chay với các ghi chép sổ sách...”.


Không chỉ yếu kỹ năng thực hành, trình độ tiếng Anh của hầu hết học sinh còn yếu. Đồng thời, các kỹ năng khác như làm việc nhóm, giao tiếp, làm việc độc lập của các em gần như là... lỗ hổng. Ông Đỗ Xuân Kế nêu ví dụ khi ông giao việc đến công ty khác tiếp xúc khác hàng rồi đưa thông tin về nhưng em này chẳng biết phải làm gì và phải bắt đầu từ đâu.


Thành lập ban đào tạo theo nhu cầu xã hội

Ông Phạm Ngọc Thanh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết TP đã thành lập ban đào tạo theo nhu cầu xã hội do ông Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch UBND TP, làm trưởng ban. Ban này sẽ  thành lập hội đồng hiệu trưởng ĐH; hội đồng hiệu trưởng CĐ, TCCN và trung tâm dự báo nguồn nhân lực. Hai hội đồng cùng với trung tâm này sẽ phối hợp với nhau xác định nhu cầu nguồn nhân lực để định hướng cho các trường.

Đại diện các doanh nghiệp cho rằng để việc đào tạo sát với nhu cầu doanh nghiệp, các trường nên dành thời gian tập trung đào tạo chuyên ngành cho học sinh. Các trường nên chú trọng kỹ năng thực hành của người học đồng thời quan tâm đào tạo các kỹ năng làm việc khác.


Trường chưa chuyển động


Ông Phạm Ngọc Thanh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, cho rằng học sinh tốt nghiệp TCCN trình độ còn yếu, chưa đáp ứng được công việc là thực trạng đáng lo.

Để khắc phục, chương trình đào tạo hiện nay đang hướng tới gắn dần với các doanh nghiệp. Về trang thiết bị, sở sẽ tính toán lại, đầu tư chuyên sâu theo thế mạnh từng ngành cho các trường để có hiệu quả chứ không đầu tư tràn lan.


Ông Lưu Đức Tiến, Phó Trưởng Phòng Giáo dục chuyên nghiệp, Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết hiện nay Bộ GD-ĐT chỉ quy định chương trình của 6 môn bắt buộc, các môn chuyên môn khác các trường được chủ động chương trình mà nguyên tắc làm là phải có sự tham gia của các doanh nghiệp.

Ngoài ra, bộ cũng yêu cầu các trường biên soạn lại chương trình, trong đó quy định nâng thời gian thực hành lên từ 50%- 75%. Theo ông Tiến, về mặt quản lý, Nhà nước đã có các văn bản quy định, vấn đề còn lại là các trường phải chuyển động mạnh hơn. Thời gian tới, sở sẽ thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở để các trường quan tâm làm tốt hơn.

 

                                                                                  Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục