Cứ đến tết sinh viên Việt tại Úc lại khăn gói về Việt Nam ăn tết với má, để được lì xì, ăn món thịt kho nước dừa quen thuộc... Số ở lại còn nhộn nhịp ăn tết theo kiểu riêng. Online suốt để cập nhật thông tin về "tết quê mình". Có nhóm bạn còn "sang" lập hẳn một cầu truyền hình để ăn tết Việt xa xứ...

Tết là thời điểm thiêng liêng đối với mọi người Việt Nam. Đối với những du học sinh, nhất là du học sinh tại Úc, do trùng với thời  gian nghỉ hè của học sinh-sinh viên tại đây nên nhiều bạn đã lục tục khăn gói về quê ăn tết. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cơ hội như thế.

Tết online

Ra sân bay Tulamarin (Melbourne) tiễn nhóm bạn về Việt Nam đón Tết, Minh Triều, sinh viên cao học ngành tài chính-Latrobe, không khỏi bồi hồi “những ngày sắp tới chắc là buồn đây, nhà mình có 4 người thì hết 3 về nước ăn Tết”. Đây cũng là tâm trạng chung của tất cả du học sinh Việt Nam khi phải đón Tết xa quê, nhất là các bạn lần đầu xa nhà.


Một hội chợ nơi có nhiều sinh viên Việt làm thêm

Trong những ngày này, ngoài thời gian lên lớp (một số ngành vẫn học hè), đa số sinh viên Việt còn ở lại đều không rời khỏi chiếc laptop để liên tục cập nhật tình hình Tết trong nước.

Vừa về đến nhà, Đăng Quỳnh, sinh viên cao học ngành quản trị kinh doanh-Latrobe, mở ngay các trang nld.com.vn, tuoitre.com.vn, thanhnien.com.vn, dantri.com.vn.. để xem tình hình tết tại quê. “nhớ nhà lắm nhưng chỉ biết đón Tết qua mạng thôi vì ngành học của mình không được nghỉ hè như các ngành khác”. Các thông tin được đăng tải liên tục trên các báo đã giúp các bạn sinh viên phá vỡ thế bị “cô lập” với quê nhà.

“Đón Tết xa nhà nhiều tâm trạng lắm, nhất là đây là năm đầu tiên mình phải xa gia đình và bạn bè, cũng may là có internet nên thấy cũng đỡ thiếu thốn”, Quỳnh cho biết thêm.

Nhịn tết để tìm cơ hội mới
 

Tuy có điều kiện về nước đón Tết, Kim Long, sinh viên Swinburne lại chọn ở lại Úc để tranh thủ kiếm tiền chi tiêu cho các tháng đi học sắp đến. Theo Long, thời điểm này tương đối dễ kiếm việc bán thời gian, vì phần lớn sinh viên châu Á đều đã trở về nước đón Tết cổ truyền nên nhu cầu lao động tương đối lớn.

Bản thân Long hiện đang phụ bếp cho một nhà hàng Trung Quốc, công việc mà theo bạn mô tả là khá thoải mái vì chủ rất…cần mình.

Trong khi đó chị Trang, chủ shop điện thoại di động khu Greensborough than thở “mấy ngày này thật khó kiếm người phụ, shop có 2 em sinh viên phụ việc thì đã về nước hết, đang tìm thuê người mà kiếm không ra”. Do đó, đón Tết xa quê đối với một số bạn cũng là dịp đón đầu cơ hội làm thêm, vì không phải cạnh tranh quyết liệt như các thời điểm khác.



Tác giả tại một khu hội chợ 

Với các sinh viên khác, Tết xa quê cũng là dịp các bạn tham gia vào các hội chợ Tết của cộng đồng người Việt ở đây. Năm nay hội chợ Tết Việt được tổ chức từ 17-1 đến 14-2 tại các vùng khác nhau của Melbourne, nhằm tạo điều kiện cho mọi người có nhiều cơ hội đón tết một cách tốt nhất.
 
Trong khi đó, các sinh viên khác lại tự tổ chức cho mình một chuyến du lịch bụi đến các thành phố khác của Úc như Sydney, Andelaide, Tasmania. Các bạn cho rằng du lịch ta ba lô kiểu này vừa tìm hiểu văn hóa, khám phá cảnh đẹp nước Úc vừa tích lũy thêm kinh nghiệm trong hành trang vào đời sau này.

“Đây quả là cơ hội “ngàn năm có một” để tìm hiểu văn hóa bản địa, bởi khi đã học xong mà về nước thì thật khó mà quay trở lại lần hai”, Trọng, Latrobe hào hứng khi kể về chuyến đi Sydney sắp đến.

“Cầu truyền hình” Việt-Úc

Cầm trong tay băng rôn “chúc mừng năm mới” và lá cờ tổ quốc, Thái Sơn, sinh viên Latrobe, xúc động “mình mới nhờ bạn mang từ Việt Nam qua, nhìn băng rôn mà thấy như đang ở nhà”.

Nói về dự định tổ chức đón Tết, bạn Sơn “bật mí” đã lên chương trình tổ chức một đêm party thật hoành tráng vào đúng dịp giao thừa. Sơn cho biết nhóm bạn của mình đã chuẩn bị sẵn một dàn karaoke và hứa hẹn sẽ có đêm hát với nhau đến “tắt tiếng mới thôi” vào đêm 30.
 
Nam, sinh viên cao học quản trị kinh doanh-Latrobe, còn đề nghị tổ chức hẳn một “cầu truyền hình” qua…webcam với tất cả bạn bè ở trong nước để chia vui không khí Tết Việt-Tết Úc.

“Kế hoạch thì đã lên rồi, bây giờ chỉ còn chờ thời khắc giao thừa mà thôi”, Nam, vừa lắp dàn karaoke vừa cho biết như thế.

                                                                            Theo NLĐ

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục