Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Lương Thế Vinh (quận Gò Vấp) vui trong ngày khai giảng năm học mới 2010-2011.

Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Lương Thế Vinh (quận Gò Vấp) vui trong ngày khai giảng năm học mới 2010-2011.

Tiếng trống khai trường đang lần lượt vang lên ở mọi miền đất nước. Học trò các nơi từ làng ra phố, từ đảo xa đến núi gần đều nô nức đến trường. Như mọi năm, vào những ngày đầu năm học, câu chuyện thiếu sách giáo khoa, thiếu đồ dùng học tập, thiếu… tiền của học sinh vẫn tiếp tục được lặp đi lặp lại như một điệp khúc. Năm nay, tại TPHCM, nhiều trường, nhiều giáo viên đang nỗ lực để tất cả những điệp khúc “thiếu và thiếu” không còn làm chùn bước học trò nghèo.

  • “Ai chưa có sách thì giơ tay lên”

Đó là câu hỏi đầu tiên của Hiệu trưởng Lê Thị Ngọc Điệp, Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1 dành cho các học sinh (HS) lớp 1 của trường mình trong ngày đầu tiên nhập học. Ngay tại sân trường, lễ khai giảng vừa kết thúc, cô hiệu trưởng ân cần hỏi thăm: “Em nào chưa có sách giáo khoa thì giơ tay lên cho cô biết. Em nào ba mẹ lo đi làm mà quên chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập giơ tay lên. Em nào nhà nghèo, ba mẹ không có tiền mua sách giáo khoa giơ tay lên. Nhà trường sẽ tặng sách giáo khoa, đồ dùng học tập cho HS nghèo. HS nào do ba mẹ lo đi làm chưa chuẩn bị kịp, nhà trường sẽ cho mượn”.

Cô Ngọc Điệp cho biết thêm: “Những ngày đầu năm học, nhiều phụ huynh, đặc biệt là những phụ huynh lần đầu có con đi học sẽ không tránh khỏi bỡ ngỡ và bối rối nên chưa chuẩn bị kịp sách vở, đồ dùng học tập cho con đầy đủ. Vì vậy nhà trường, đặc biệt là các giáo viên chủ nhiệm lớp phải tinh ý và chủ động hỏi thăm, giúp đỡ các em”.

Theo cô Điệp, quy định của nhà trường là ngày đầu tiên đến lớp, các cô giáo phải kiểm tra đồ dùng học tập của HS mới bắt đầu tiết học. Điều này không phải gây khó cho học sinh và phụ huynh mà là một thủ tục cần thiết để việc dạy và học không bị gián đoạn vì các em thiếu sách vở. Ngược lại, việc kiểm tra như vậy sẽ giúp giáo viên, nhà trường có cách giúp đỡ cho HS còn khó khăn.

Tương tự, tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (quận 4), theo một số giáo viên của trường, nhiều phụ huynh ở khu vực này đa phần là người lao động nghèo, ít quan tâm việc học hành của con cái nên giáo viên các lớp phải kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập. Nếu gia đình nào quá khó khăn không chuẩn bị đủ, trường sẽ có kế hoạch hỗ trợ sách cũ của các năm học trước cho HS.

  • Thầy và trò cùng vượt khó

Cứ đến mỗi đầu năm học mới, Ban giám hiệu và các giáo viên Trường Tiểu học Thạnh An (huyện Cần Giờ) lại đến tận nhà dân vận động các em đến trường.

Thầy Đặng Thái Bình, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Nhiều em vì gia đình khó khăn, học đến lớp 3, lớp 4 là bỏ học để đi làm ruộng, đi biển, làm muối để phụ gia đình. Thương HS nghèo, các giáo viên và ban giám hiệu nhà trường đã tự bỏ tiền túi mua sách vở tặng các em”.

Thầy Ngô Văn Phụng, giáo viên gắn bó với trường 15 năm tâm sự: “Chúng tôi cố gắng vận động các em đến trường bằng mọi giá, chí ít cũng học hết bậc tiểu học, THCS, chứ các em tuổi còn quá nhỏ mà bỏ học đi làm, tội nghiệp lắm”. Năm học nào cũng vậy, thầy Phụng và các đồng nghiệp của mình phải cất công đến tận từng nhà dân vận động, thậm chí năn nỉ phụ huynh để các em được đến lớp.

Tại Nhà Bè, bao năm nay, Trường THPT Long Thới một mình nhận nhiệm vụ dạy bậc THPT cho cả huyện, vì THPT Long Thới là trường dạy bậc THPT duy nhất của toàn huyện. Thầy Nguyễn Xuân Khoái, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Năm học này trường vui khi không có HS nào bỏ học vì nghèo. Những năm trước, cứ đến đầu năm học là chúng tôi lại xót xa khi thấy học trò của mình càng ngày càng ít đi vì không có tiền đóng học phí, mua sách vở. Nhà trường phải làm công tác vận động các em đến trường bằng mọi cách, thậm chí, nhiều giáo viên không ngần ngại trích đồng lương ít ỏi của mình để hỗ trợ các em”

 

                                                                                               Theo SGGP

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục