Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm xã hội của các trường ĐH từ xây dựng giáo trình - tuyển sinh - đào tạo - cấp bằng và tuyển dụng giáo viên...được quy định chi tiết tại Điều lệ trường ĐH vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành.

 

Điều lệ gồm 11 chương, 57 điều quy định chi tiết trách nhiệm, quyền hạn của trường ĐH; Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội của trường ĐH; Mở ngành đào tạo; Quan hệ giữa các trường ĐH và các Bộ, ngành, UBND các cấp, tổ chức, doanh nghiệp...

Với những quy định chi tiết trong Điều lệ thì trường ĐH tổ chức và quản lý đào tạo theo các quy chế đào tạo do Bộ GD-ĐT ban hành. Khi đó, Bộ là cơ quan quản lý có nhiệm vụ giám sát hoạt động của các trường theo quy chế quy định. 

Từ năm học 2011-2012, trường ĐH tổ chức xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mình theo quy định tại Điều lệ trường ĐH.

Theo đó, quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm xã hội của trường ĐH được quy định cụ thể: Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo; xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp bằng.

Toàn quyền trong tổ chức bộ máy của nhà trường; tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đãi ngộ công chức, viên chức của nhà trường; bồi dưỡng nâng cao trình độ cho công chức, viên chức và định kỳ thực hiện đánh giá công chức, viên chức. Đồng thời, công khai giải trình với các bên liên quan về các hoạt động của nhà trường và kết quả hoạt động...

Về mở ngành đào tạo, trường ĐH được mở các ngành đào tạo trình độ ĐH, ngành/ chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đã có trong danh mục đào tạo của Nhà nước khi có đủ điều kiện theo quy định tại Điều lệ. Đồng thời, được đề xuất với Bộ GD-ĐT cho phép mở các ngành đào tạo của giáo dục ĐH chưa có trong danh mục ngành đào tạo của Nhà nước.

Điều lệ quy định, hiệu phó trường ĐH không quá 3 người tùy vào quy mô đào tạo của nhà trường. Đối với những trường ĐH được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và có tổng quy mô trên 20.000 sinh viên - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT xem xét quyết định việc có trên 3 hiệu phó.

Độ tuổi khi bổ nhiệm phó Hiệu trưởng trường ĐH công lập không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 đối với nữ.

Từ năm học 2014-2015, để trở thành giảng viên ĐH cần có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt. Có bằng tốt nghiệp ĐH trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Có bằng thạc sĩ trở lên đối với giảng viên giảng dạy các môn lý thuyết của chương trình đào tạo ĐH; có bằng tiến sĩ đối với giảng viên giảng dạy và hướng dẫn chuyên đề, luận văn, luận án trong các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. Có  trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu công việc.

Việc quyết định trợ giảng, nhiệm vụ, quyền và chế độ phụ cấp của trợ giảng được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động nhà trường....

Sau mỗi học kỳ, trường ĐH phải báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp, UBND tỉnh hoặc thành phố nơi trường đặt trụ sở, báo cáo Bộ GD-ĐT sau mỗi năm học.

 

                                                                          Theo VietNamnet

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục