Viện Khoa học Phát triển Nhân lực quốc tế - Sài Gòn

Viện Khoa học Phát triển Nhân lực quốc tế - Sài Gòn

Nộp 1.800 USD/năm để học chương trình của trường ĐH nước ngoài nhưng 70% học bằng giáo trình của các trường ở Việt Nam, tất cả tiết học đều học chung với sinh viên CĐ

 

Ngày 11-10, nhiều sinh viên của chương trình liên kết với Trường ĐH York (Hoa Kỳ) đang học tại Viện Khoa học Phát triển Nhân lực quốc tế - Sài Gòn (179 Võ Thị Sáu, phường 7, quận 3- TPHCM) đã gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng và Báo Người Lao Động.

 
Nhập học như... đi chợ !
 
Đơn kêu cứu cho biết tháng 8-2008, các em nhận được giấy báo trúng tuyển của Hội đồng Tuyển sinh Trường ĐH Lạc Hồng - Viện Khoa học Phát triển Nhân lực quốc tế - Sài Gòn. Vào website của Trường ĐH Lạc Hồng, các em cũng thấy có thông báo tuyển sinh hệ ĐH liên kết với Trường ĐH York. Tin đây là chương trình hợp pháp ở Việt Nam nên các em nộp hồ sơ nhập học. 
 
Theo trình bày của số sinh viên này, sau 2 năm học ở Viện Khoa học Phát triển Nhân lực quốc tế - Sài Gòn, các em cảm thấy quá xót xa với số tiền 1.800 USD/năm đã nộp.
 
Bởi sinh viên ĐH nhưng ở tất cả các tiết học, các em đều phải học chung với sinh viên CĐ. Đã thế, trong số những môn đã học trong 2 năm qua thì có đến 70% được dạy bằng giáo trình của các trường ĐH ở Việt Nam như Trường ĐH Kinh tế TPHCM, Trường ĐH Công nghiệp TPHCM... Một số giáo trình khác được các giáo viên giới thiệu là của nước ngoài đã dịch ra tiếng Việt nhưng chẳng biết thực hư thế nào.
 
Đặc biệt, theo phản ánh của nhiều sinh viên, việc tổ chức lớp học ở Viện Khoa học Phát triển Nhân lực quốc tế - Sài Gòn giống như cái chợ, ai muốn nhập học lúc nào cũng được. Ở khóa 2, năm 2008 có nhiều người nhập học sau khi các sinh viên khác đã học xong học kỳ I.
 

Bộ GD-ĐT chưa hề phê duyệt

Ngày 13-10, trả lời phóng viên Báo Người Lao Động về chương trình của Trường ĐH York đã được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo ở Việt Nam hay chưa, bà Trần Thị Phương, Phó trưởng Phòng Dự án (quản lý các chương trình liên kết) của Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD-ĐT), nói: Các chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài từ trình độ CĐ trở lên phải xin phép Bộ GD- ĐT. Chương trình của Trường ĐH York không có trong dữ liệu về các chương trình liên kết đào tạo được Bộ GD-ĐT phê duyệt, tính đến thời điểm hiện nay.

Viện Khoa học Phát triển Nhân lực quốc tế - Sài Gòn đang tổ chức đào tạo 3 khóa chương trình liên kết với Trường ĐH York, với khoảng 100 sinh viên.
 
Chỉ được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ
 
Trên website của Hội Khoa học Phát triển Nguồn nhân lực nhân tài Việt Nam (đơn vị chủ quản của Viện Khoa học Phát triển Nhân lực quốc tế - Sài Gòn) ghi rõ: Ngày 22-5-2007, viện chính thức được Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM cấp giấy phép đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.
 
Ông Phan Minh Tân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM, cho biết sở đã cấp giấy phép cho Viện Khoa học Phát triển Nhân lực quốc tế - Sài Gòn hoạt động khoa học và công nghệ với các ngành nghề đã đăng ký.
 
Ông Tân khẳng định Viện Khoa học Phát triển Nhân lực quốc tế - Sài Gòn chỉ được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, cấp chứng chỉ chứ không được đào tạo, liên kết đào tạo cấp bằng các trình độ từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên. Muốn được đào tạo, liên kết đào tạo để cấp bằng, viện phải được sự cho phép của Sở GD-ĐT TPHCM và Bộ GD-ĐT.
 
Trước đó, khi làm việc với phóng viên Báo Người Lao Động, Viện trưởng Viện Khoa học Phát triển Nhân lực quốc tế - Sài Gòn cũng không chứng minh được giấy phép của Sở GD-ĐT TPHCM hay Bộ GD-ĐT cho  viện này được phép đào tạo, liên kết đào tạo để cấp bằng.
 
Ông Lâm Thành Hiển, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai), cho biết Viện Khoa học Phát triển Nhân lực quốc tế - Sài Gòn có đề nghị trường tổ chức đào tạo chương trình ĐH chính quy của Trường ĐH York. Trường có làm hồ sơ nhưng đến nay vẫn chưa được Bộ GD-ĐT cấp phép.
 
Ông Hiển nhìn nhận: “Có lẽ do Trường ĐH York chưa được kiểm định nên Bộ GD-ĐT chưa cấp phép cho tổ chức đào tạo chương trình của trường này tại Việt Nam”.
 
 
 
                                                                    Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Tập thể giáo viên học sinh trường Mầm non Tu Lý A biểu diễn văn nghệ chào mừng khai giảng năm học mới 2010 - 2011.

Thí điểm trả lương giảng viên gắn với hiệu quả dạy

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 275/TB-VPCP, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị tổng kết năm học 2009-2010 và triển khai nhiệm vụ năm học 2010-2011 khối các trường đại học, cao đẳng.

Vì sao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi tụt dốc?

Vấn đề được đưa ra tại hội thảo “công tác thi chọn HSG quốc gia, tuyển chọn và tập huấn các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực” do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 12/10 tại Hà Nội.

Bộ sách “Chào lớp Một” không phải là sách giáo khoa

GS Nguyễn Minh Thuyết, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã chỉ ra những vấn đề quanh bộ sách “Chào lớp Một” rất sâu sắc, Dân trí xin trân trọng gửi đến độc giả bài viết của GS.

Trường Tiểu học xã Xuân Phong vun đắp sự nghiệp trồng người

(HBĐT) - “ Là ngôi trường thuộc xã vùng sâu của huyện Cao Phong, học sinh còn hạn chế trong các mối quan hệ xã hội cũng như tham gia các hoạt động tập thể đã phần nào ảnh hưởng tới việc tiếp cận và hòa nhập với môi trường giáo dục của nhà trường. Vì vậy, xây dựng mái trường thân thiện nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh để mỗi ngày các em đến trường là một ngày vui được nhà trường xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt những năm học vừa qua”.

Thực trạng "ĐH đẳng cấp quốc tế"

Trường ĐH đẳng cấp quốc tế là mục tiêu tốt đẹp. Tuy nhiên, làm như thế nào để vừa hiệu quả mà lại không lãng phí trong hoàn cảnh nước ta không thừa tiền, lắm của. Ý kiến của những giáo sư có kinh nghiệm và tâm huyết về giáo dục đáng để lưu tâm.

Dạy và học kiểu... đối phó

Hơn 54% sinh viên cho biết không có hứng thú học tập, 64% chưa tìm được phương pháp học phù hợp trong đào tạo theo tín chỉ

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục