Hội nghị Hiệp hội các trường đại học Mở châu Á lần thứ 24 được Viện Đại học Mở Hà Nội đăng cai tổ chức tại Hà Nội. Đây là cơ hội để các trường đại học mở trong khu vực trao đổi kinh nghiệm về đào tạo từ xa, hợp tác để xây dựng các cộng đồng học tập.

 

Tại buổi họp báo ngày 19-10, Tiến sĩ Lê Văn Thanh Viện trưởng Viện Đại học Mở Hà Nội cho biết, có khoảng 200 đại biểu đến từ các trường đại học mở của 42 nước châu Á tham dự hội nghị. Được sự giúp đỡ của Văn phòng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo các thủ tục pháp lý để tổ chức hội nghị đã được hoàn thiện.

Hiệp hội các trường đại học mở châu Á (AAOU) hiện có 66 thành viên, trong đó có 46 thành viên chính thức thuộc khu vực châu Á, 18 thành viên liên kết từ các châu lục khác và 2 thành viên cá nhân tài trợ. Được chọn đăng cai tổ chức sự kiện giáo dục tầm châu lục này là một vinh dự của Viện Đại học Mở vì trường phải chứng minh với Hiệp hội về năng lực đào tạo từ xa, năng lực tổ chức hội nghị và môi trường chính trị, xã hội của đất nước.

Diễn ra từ ngày 26 đến ngày 28-10, chủ đề của Hội nghị AAOU 24 là “Giáo dục từ xa mở hướng tới xây dựng bền vững các cộng đồng học tập toàn cầu”. Các tham luận trình bày tại Hội nghị tập trung vào các vấn đề lớn như: Xây dựng nhận thức học tập cộng đồng bền vững của người dân; Kiến tạo sự bền vững và tri thức về những lợi ích của Giáo dục mở và từ xa thông qua sự hỗ trợ của chính phủ cho Giáo dục từ xa; Hợp tác giữa các trường cao đẳng/đại học - hoạch định cách thức xây dựng cộng đồng học tập bền vững; Phối kết hợp giữa Chính phủ/trường cao đẳng/đại học - tạo quan hệ hợp tác bền vững giúp các cơ sở đào tạo mở và từ xa có được sự hỗ trợ của Chính phủ để đóng vai trò là mô hình thay thế cho giáo dục mặt-giáp-mặt truyền thống; Phương pháp và công nghệ đối với đào tạo từ xa; Đảm bảo chất lượng Giáo dục mở và từ xa để xây dựng các cộng đồng học tập bền vững; Những thách thức trong việc thực hiện Giáo dục mở và từ xa theo hướng xây dựng các cộng đồng học tập bền vững…

 

                                                                                     Theo ND

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục