Ngày 20-10, Ban Tuyên giáo T.Ư, Bộ Giáo dục và Ðào tạo ký kết chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2010 - 2015. Ðồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Ðảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư dự và phát biểu ý kiến.
Dự lễ ký còn có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo T. Ư, Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Mục đích của chương trình phối hợp là nâng cao trách nhiệm của hai cơ quan trong quá trình tham mưu cho Ðảng, Nhà nước ban hành chủ trương, chính sách về lĩnh vực giáo dục và đào tạo cũng như việc triển khai các chủ trương, chính sách đó vào cuộc sống. Ðồng thời hai bên phối hợp giải quyết khó khăn, bức xúc liên quan đến giáo dục và đào tạo, thúc đẩy giáo dục và đào tạo phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Một số chương trình phối hợp cụ thể được hai bên sớm triển khai là: kiểm tra đôn đốc thực hiện Thông báo kết luận số 242-TB/T.Ư của Bộ Chính trị (khóa X) ngày 15-4-2009 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết T.Ư 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020. Nghiên cứu, tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ về quyết sách đổi mới căn bản, sâu sắc, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011- 2020 và đến năm 2030.
Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, đồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T. Ư Ðảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư đánh giá cao việc hai cơ quan ký kết chương trình phối hợp công tác trong thực hiện hai nội dung quan trọng là triển khai kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân. Việc ký kết là cơ sở để hai cơ quan cùng nâng cao trách nhiệm trong thực hiện sự nghiệp chung của nước nhà.
Theo ND
(HBĐT) - Ngày 19/10, tại trường mầm non xã Hùng Tiến và Nật Sơn, Sở GD – ĐT đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn làm đồ chơi, dụng cụ học tập cho các giáo viên mầm non thuộc huyện Kim Bôi. Tham dự lớp tập huấn có hơn 30 giáo viên mầm non thuộc các trường Nật Sơn, Hùng Tiến, Sơn Thuỷ, Bắc Sơn là các trường khó khăn của huyện Kim Bôi.
Nghề giáo vốn chật vật và cũng gánh không ít áp lực. Người phụ nữ đến với nghề càng vất vả hơn bởi “việc trường” gần như chiếm hết thời gian. Mỗi người một hoàn cảnh, 3 nữ giáo viên tiêu biểu của ngành giáo dục TPHCM đã vượt qua trở ngại, âm thầm, tận tụy chăm chút cho thế hệ trẻ.
Để thành lập trường ĐH thì vốn điều lệ tối thiểu là 150 tỷ đồng được góp bằng tiền từ các nguồn hợp pháp (không kể giá trị về đất đai), chỉ để đầu tư xây dựng trường.
Đóng 4.900 USD, học 52 ngày, người học có thể nhận được bằng cao học chuyên ngành quản trị kinh doanh của Trường ĐH York
Hội nghị Hiệp hội các trường đại học Mở châu Á lần thứ 24 được Viện Đại học Mở Hà Nội đăng cai tổ chức tại Hà Nội. Đây là cơ hội để các trường đại học mở trong khu vực trao đổi kinh nghiệm về đào tạo từ xa, hợp tác để xây dựng các cộng đồng học tập.
(HBĐT) - Những năm gần đây, ngành Giáo dục tỉnh nhà nhắc nhiều tới cụ Xa Văn Thế, một già làng gương mẫu ở xóm Nhạp, xã Đồng Chum (Đà Bắc)- người có nhiều đóng góp cho công tác xã hội hoá giáo dục ở một xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện, của tỉnh.