Trước đây, vì quan niệm nhà trường là nơi mô phạm, chuẩn mực nên ít có ai nói đến tham nhũng trong giáo dục

 

Nạn chạy trường, chạy lớp, xin điểm, mua đề thi, mua luận văn, luận án... xảy ra nhưng chỉ được xem là những tiêu cực chung chung. Trong những tranh luận về phòng chống tham nhũng cũng không có chỗ cho loại tham nhũng trong giáo dục. Có bài báo nào nêu lên những tiêu cực trong GD-ĐT thì những người lãnh đạo trong ngành giáo dục thường biện hộ rằng đó chỉ là cá biệt, là chuyện con sâu làm rầu nồi canh.

 
Nhưng trên thế giới thì từ lâu người ta đã gọi đúng tên những tệ nạn ấy là tham nhũng trong giáo dục. Tại Hà Nội, từ ngày 11 đến 13-10, trong hội thảo “Chính sách và thực hành chống tham nhũng trong giáo dục” nạn tham nhũng trong GD-ĐT đã được gọi tên và khẳng định đang nổi lên trong ba lĩnh vực: Tuyển sinh đầu cấp, dạy thêm, học thêm và các khoản phí ngoài quy định. Cuộc hội thảo này đã đánh dấu sự thừa nhận là có nạn tham nhũng trong môi trường GD-ĐT chứ không phải là cái gì khác còn mập mờ, lẫn lộn. Nó tạo nên, tuy mới là bước đầu, sự thống nhất nhận thức về quan điểm để từ đó thống nhất trong hành động đấu tranh chống lại một “quốc nạn”.
 
Tuy nhiên, phải nhìn nhận chính xác rằng ba lĩnh vực được gọi tên lần này chỉ mới là bề nổi của một tảng băng chìm của tham nhũng trong giáo dục. Bởi thực tế vừa qua đã chứng minh rất rõ.
 
Ví dụ như cùng với tham nhũng tuyển sinh đầu cấp là tham nhũng trong việc cho mở trường, mở ngành, giao chỉ tiêu tuyển sinh; xà xẻo ngân sách về xây dựng cơ sở hạ tầng cho giáo dục khiến nhiều trường học, phòng học chưa sử dụng đã xuống cấp, trần nứt nẻ, tường sụp đổ. Trong mua sắm đồ dùng dạy học cũng vậy, khá nhiều hàng dỏm, hàng giả được mua sắm không thể đưa ra thực hành, thí nghiệm hoặc chỉ để “trưng bày” trong... kho. Trong tuyển sinh, đào tạo thì đang rộ lên tình trạng liên kết đào tạo chui, mua bán bằng cấp, học vị. Nếu cái thị trường ngầm lạ lùng này không chấm dứt thì hỏi nền giáo dục nước nhà rồi sẽ đi về đâu?
 
Nạn tham nhũng trong giáo dục có nhiều nguyên nhân và phải cần nhiều biện pháp để phòng chống. Bộ GD-ĐT phải có chiến lược cụ thể về phòng chống tham nhũng trong GD-ĐT chứ không phải thụ động chờ khi nào công luận lên tiếng thì mới có công văn yêu cầu cơ sở phải báo cáo ngay hay tổ chức đi thanh tra rồi đâu lại vào đấy.
 
Rất đáng mừng là dù ít dù nhiều thì chúng ta cũng đã nhận diện được tham nhũng có ở những đâu trong GD-ĐT, vấn đề tiếp theo là cần những hành động cụ thể và quyết liệt để trả lại môi trường GD-ĐT... sạch đúng nghĩa
 
 
                                   
                                                              Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Song song với công tác giảng dạy, nhà trường còn chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa cho học sinh nhà trường
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Không mang atlas địa lý Việt Nam vào phòng thi

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT tới, dự kiến các thí sinh sẽ không được mang atlas địa lý Việt Nam vào phòng thi. Đó là một trong những nội dung dự thảo sửa đổi, bổ sung quy chế thi tốt nghiệp THPT mà ngày 19/10 Bộ GD-ĐT cho biết đang tổ chức lấy ý kiến góp ý.

10.000 đàn piano kỹ thuật số tặng học sinh tiểu học cả nước

Ngày 20-10, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã nhận 10.000 chiếc đàn piano kỹ thuật số do Công ty Xây dựng Booyoung - Hàn Quốc tặng các em học sinh tiểu học trên khắp cả nước. Trong đó, 3.072 chiếc tặng các trường tiểu học 8 tỉnh, thành phía Nam là TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, Long An và Tiền Giang

Đội ngũ cán bộ, giáo viên tỉnh ta - nhân tố quan trọng bảo đảm chất lượng giáo dục

Toàn Ngành Giáo dục hiện có 19.126 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Nhiều năm gần đây, ngành đã tập trung chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư TW về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; triển khai thực hiện Đề án “xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010” đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3463/QĐ-UBND.

Hướng dẫn làm đồ chơi trẻ em cho giáo viên huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Ngày 19/10, tại trường mầm non xã Hùng Tiến và Nật Sơn, Sở GD – ĐT đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn làm đồ chơi, dụng cụ học tập cho các giáo viên mầm non thuộc huyện Kim Bôi. Tham dự lớp tập huấn có hơn 30 giáo viên mầm non thuộc các trường Nật Sơn, Hùng Tiến, Sơn Thuỷ, Bắc Sơn là các trường khó khăn của huyện Kim Bôi.

Âm thầm, tận tụy với nghề

Nghề giáo vốn chật vật và cũng gánh không ít áp lực. Người phụ nữ đến với nghề càng vất vả hơn bởi “việc trường” gần như chiếm hết thời gian. Mỗi người một hoàn cảnh, 3 nữ giáo viên tiêu biểu của ngành giáo dục TPHCM đã vượt qua trở ngại, âm thầm, tận tụy chăm chút cho thế hệ trẻ.

Ít nhất 150 tỷ đồng mới được thành lập trường ĐH

Để thành lập trường ĐH thì vốn điều lệ tối thiểu là 150 tỷ đồng được góp bằng tiền từ các nguồn hợp pháp (không kể giá trị về đất đai), chỉ để đầu tư xây dựng trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục