Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã tặng tập sách về cải cách giáo dục của các nước trên thế giới cho ông Tô Huy Rứa, Bí thư Trung ương Đảng, ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương tại buổi ký kết chương trình phối hợp công tác giữa bộ và ban "trong việc triển khai kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân", diễn ra chiều 20/10.

 

Theo chương trình này, hai bên sẽ "phối hợp công tác" tới năm 2015. Ông Tô Huy Rứa cho biết, công việc cụ thể sẽ thực hiện ra theo tinh thần "nói ít, làm nhiều" và giải quyết những vấn đề thực tiễn, có tính khả thi.

Ngoài trách nhiệm chủ động cung cấp thông tin, Bộ GD-ĐT sẽ phát hiện và thông báo kịp thời cho Ban Tuyên giáo "những vấn đề, hiện tượng có ảnh hưởng lớn tới giáo dục đào tạo mà việc giải quyết vượt ngoài phạm vi quản lý của ngành".

Còn Ban Tuyên giáo sẽ nắm bắt và thông tin kịp thời cho Bộ những bức xúc trong dư luận xã hội về giáo dục.

Ban sẽ "chỉ đạo các bộ, ban, ngành liên quan về định hướng tư tưởng, dư luận xã hội và chỉ đạo báo, đài tuyên truyền đúng các chủ trương, giải pháp, kết quả giải quyết đối với các vấn đề này, ngăn ngừa và hạn chế xảy ra bức xúc trong nhân dân" - văn bản ký kết viết.

Chương trình không nói đến việc "cải cách giáo dục", nhưng một nội dung cụ thể trong 6 "nhiệm vụ phối hợp chung" là định hướng xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa phổ thông theo hướng hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục phổ thông để thực hiện sau năm 2015.

"Cải cách giáo dục, xây dựng chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020" để trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI là một yêu cầu của Bộ Chính trị đưa ra giữa tháng 4/2009.

"Cải cách giáo dục, lấy việc đổi mới quản lý làm khâu đột phá. Bên cạnh đó, cải cách sư phạm phải song song với cải cách phổ thông" cũng là những đề xuất của một nhóm nghiên cứu từng làm cán bộ quản lý giáo dục do bà Nguyễn Thị Bình chủ trì cách đây hơn 1 năm. Trong thời gian đó, Bộ GD-ĐT từng có kế hoạch xây dựng "chiến lược giáo dục từ năm 2008 - 2020", được các nhà quản lý này góp ý rằng giáo dục nước nhà hiện đang có nhu cầu "cải cách" chứ không phải "đổi mới".

Từ nay đến hết năm 2011, ngoài đề xuất những giải pháp hoàn thiện chương trình, giáo trình các môn học về chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường ĐH, CĐ, TCCN, Bộ GD-ĐT cùng Ban Tuyên giáo Trung ương sẽ khảo sát và xây dựng báo cáo Thường trực Ban Bí thư về tình hình phát triển các trường ngoài công lập

 

                                                                         Theo VietNamnet

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Đội ngũ cán bộ, giáo viên tỉnh ta hết lòng vì sự nghiệp giáo dục.
Tập thể giáo viên trường mầm non xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) chủ động làm các thiết bị giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.

Âm thầm, tận tụy với nghề

Nghề giáo vốn chật vật và cũng gánh không ít áp lực. Người phụ nữ đến với nghề càng vất vả hơn bởi “việc trường” gần như chiếm hết thời gian. Mỗi người một hoàn cảnh, 3 nữ giáo viên tiêu biểu của ngành giáo dục TPHCM đã vượt qua trở ngại, âm thầm, tận tụy chăm chút cho thế hệ trẻ.

Ít nhất 150 tỷ đồng mới được thành lập trường ĐH

Để thành lập trường ĐH thì vốn điều lệ tối thiểu là 150 tỷ đồng được góp bằng tiền từ các nguồn hợp pháp (không kể giá trị về đất đai), chỉ để đầu tư xây dựng trường.

Đào tạo cao học... chui

Đóng 4.900 USD, học 52 ngày, người học có thể nhận được bằng cao học chuyên ngành quản trị kinh doanh của Trường ĐH York

Cơ hội trao đổi kinh nghiệm và hợp tác của các trường đại học mở châu Á

Hội nghị Hiệp hội các trường đại học Mở châu Á lần thứ 24 được Viện Đại học Mở Hà Nội đăng cai tổ chức tại Hà Nội. Đây là cơ hội để các trường đại học mở trong khu vực trao đổi kinh nghiệm về đào tạo từ xa, hợp tác để xây dựng các cộng đồng học tập.

Vai trò của người cao tuổi trong xây dựng xây dựng gia đình hiếu học

(HBĐT) - Những năm gần đây, ngành Giáo dục tỉnh nhà nhắc nhiều tới cụ Xa Văn Thế, một già làng gương mẫu ở xóm Nhạp, xã Đồng Chum (Đà Bắc)- người có nhiều đóng góp cho công tác xã hội hoá giáo dục ở một xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện, của tỉnh.

Rà soát năng lực giáo viên tiếng Anh

Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh, ngày 18/10 Bộ GD-ĐT chỉ đạo các Sở GD-ĐT tiến hành khảo sát đánh giá năng lực giáo viên tiếng Anh cấp THCS và THPT hoặc hỗ trợ giáo viên tự đánh giá năng lực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục