Từ năm 2006, đào tạo từ xa (ĐTTX) được đưa vào Luật Giáo dục, khẳng định giá trị văn bằng của hệ đào tạo này để bảo đảm quyền lợi của người học. Tuy nhiên, một trong những điểm ít hấp dẫn nhất đối với học viên ĐTTX chính là những nghi ngại về chất lượng của tấm bằng ĐH loại này. Nhiều doanh nghiệp đã “khép cửa” đối với cử nhân ĐTTX vì không tin tưởng vào chất lượng đào tạo

 
Nâng chất lượng đầu ra
 
GS Nguyễn Kim Truy, nguyên Viện trưởng Viện ĐH Mở, cho rằng để thu hút học viên cho hệ ĐTTX, quan trọng nhất là phải chứng minh được giá trị của tấm bằng.
 
GS Nguyễn Cảnh Toàn, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cũng rất tâm đắc với quan điểm trên. Theo GS Toàn, học viên hệ ĐTTX và sinh viên chính quy phải có mối quan hệ gắn kết với nhau trong đào tạo.
 
 
Viện ĐH Mở Hà Nội và Trường ĐH Mở TPHCM đào tạo từ xa rất chặt chẽ.
Trong ảnh: Sinh viên Trường ĐH Mở TPHCM học nhóm. Ảnh: Tấn Thạnh
Ví dụ như các kỳ thi hết môn, đặc biệt là thi tốt nghiệp, học viên ĐTTX và sinh viên chính quy phải thi chung với nhau. Có như thế, xã hội mới yên tâm về chất lượng bằng cấp, sinh viên có nhiều cơ hội làm việc sau khi ra trường.
 

Nhiều trường chưa coi trọng ĐTTX

Theo ông Lê Văn Thanh, dư luận cho rằng còn có chuyện dễ dãi với sinh viên ĐTTX nhưng thực tế, Viện ĐH Mở Hà Nội và Trường ĐH Mở TPHCM đào tạo rất chặt chẽ, nghiêm túc với việc quản lý chất lượng theo mô hình chóp cụt, mở đầu vào nhưng khắt khe đầu ra. Trung bình tỉ lệ tốt nghiệp hằng năm của Viện ĐH Mở Hà Nội chỉ đạt 46%-52%, cá biệt có năm chỉ đạt 16%. Một chuyên gia về ĐTTX thừa nhận ngoài Viện ĐH Mở Hà Nội và Trường ĐH Mở TPHCM, các trường khác chỉ coi hình thức đào tạo này là phụ, là làm thêm nên việc đầu tư cũng như đào tạo khó đạt chuẩn như mong muốn.

“Chúng tôi hiểu rằng dễ dãi về chất lượng đầu ra sẽ không xây dựng được thương hiệu. Bởi vậy, ngay trong các kỳ thi hết môn, hết học phần, chúng tôi tổ chức 100% thi tập trung theo đúng quy chế” - ông Lê Văn Thanh, Viện trưởng Viện ĐH Mở Hà Nội, cho biết. Do không hạn chế số lần thi lại học phần hay thi tốt nghiệp nên có những trường hợp phải thi lại tới 6, 7 lần mới qua được một học phần.
 
Thay đổi chương trình
 
GS Nguyễn Cảnh Toàn khẳng định để phát triển ĐTTX không thể chỉ có một, hai giải pháp mà  giải pháp phải đồng bộ, tổng thể, như: đổi mới toàn diện công tác quản lý, đầu tư đa dạng công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho người học, ban hành quy trình kiểm định chất lượng với chế tài ngặt nghèo cho quy trình thi hết môn, hết học phần, truyền bá kinh nghiệm tự học cho người học...
 
Theo ông Lê Văn Thanh, quan trọng nhất là phải thay đổi chương trình đào tạo, cập nhật liên tục theo sự thay đổi của xã hội. ĐTTX là hình thức đào tạo lấy tự học là chủ yếu, kết hợp với sự hỗ trợ tích cực của giáo trình, tài liệu hướng dẫn, băng hình/tiếng, phương tiện truyền thanh/truyền hình, công nghệ thông tin và viễn thông.
 
Từ kinh nghiệm của các nước trong khu vực, học liệu cho học viên ĐTTX phải được thiết kế, biên soạn đa dạng dựa trên cơ sở của kỹ thuật nghe - nhìn, công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin để hấp dẫn người học. Trên thực tế, các cơ sở ĐTTX cả nước hiện chủ yếu dựa vào học liệu in ấn, ít cập nhật.
 
Tuy cùng một chương trình, kiến thức giống nhau nhưng mạnh trường nào trường ấy viết giáo trình. Đến nay, chỉ có Viện ĐH Mở là sản xuất học liệu theo thời hạn 3 năm, còn các trường khác vẫn giữ nguyên giáo trình cũ
 
 
                                                                                          Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
GS Ngô Bảo Châu tại buổi làm việc với lãnh đạo ĐHQG Hà Nội
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Học sinh Hàn Quốc chọn trường chuyên Việt Nam

Trong khi nhiều gia đình người Việt Nam có xu hướng cho con học trường Tây trên đất Việt thì hai học sinh người Hàn Quốc lại cố gắng thi đậu vào Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa TPHCM để được học tiếng Việt, văn hóa Việt.

Mái trường Anh hùng nơi quê biển

Sau nửa thế kỷ nỗ lực cho sự nghiệp trồng người, với gần 17 nghìn học sinh đã tốt nghiệp, đang công tác trên các lĩnh vực ở mọi miền đất nước, năm 2010, Trường THPT A Hải Hậu (Nam Ðịnh) được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

Tân Lạc: Tập huấn nâng cao năng lực công tác tự đánh giá

(HBĐT) - Trong 2 ngày (1 - 2/11), phòng GD & ĐT huyện Tân Lạc đã tổ chức tập huấn nâng cao năng lực công tác tự đánh giá cho 100 cán bộ quản lý và giáo viên là hiệu trưởng và thư ký Hội đồng tự đánh giá các trường tiểu học, PTCS, THCS trên địa bàn toàn huyện.

Cùng chăm lo sự nghiệp giáo dục ở Quý Hòa

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Tiến Bài, Chủ tịch UBND xã Quý Hòa (Lạc Sơn) cho biết: Nghị quyết HĐND xã trong 3 khóa liên tiếp gần đây (khóa XV, XVI và XVIII) đều có nội dung xã hội hóa giáo dục. Học sinh của xã đỗ đại học được thưởng 2 triệu đồng. Hàng năm, mỗi hộ đều góp cho quỹ khuyến học 4 kg thóc. Hai năm học gần đây, xã đã có 15 em đỗ đại học. Năm học 2009-2010, xã có 7 học sinh giỏi cấp tỉnh, 14 học sinh giỏi cấp huyện

Nhà trường tắc trách, sinh viên lãnh đủ

Hàng trăm sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn từ rớt tốt nghiệp thành đậu, nhiều sinh viên bị mất điểm phải đóng tiền học lại. Nghiêm trọng hơn, chỉ trong một khoa có đến hơn 700 sinh viên bị tạm ngưng và buộc thôi học. Liệu nguyên nhân do tắc trách hay vì tuyển vượt chỉ tiêu quá nhiều nên trường đã tìm đủ mọi cách “giữ chân” sinh viên?

Đào tạo từ xa vẫn chưa hấp dẫn

Theo đánh giá của một số chuyên gia, lý do khiến nhiều người, trong đó có các nhà quản lý quay lưng lại, chưa yên tâm với việc đào tạo từ xa chính là sự hoài nghi về chất lượng sản phẩm đào tạo

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục