1 giờ học của cô và trò trường mần non Bình Thanh (huyện Cao Phong)
(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 9/2/2010 về phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non (GDMN) cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015. Nhân dịp này, phóng viên HBĐT đã có cuộc trao đổi với đồng chí Bùi Trọng Đắc, Phó giám đốc Sở GD&ĐT về nội dung này.
PV: Xin đồng chí cho biết, , tinh thần của Đề án phổ cập GD mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015 là gì và mục tiêu lớn nhất là gì?
Đồng chí Bùi Trọng Đắc: Đề án nhằm tăng cường sự đầu tư phát triển cho giáo dục mầm non như: tăng cường hỗ trợ cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ giáo viên; ưu tiên đào tạo các vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, xa, hải đảo, biên giới theo hướng xây dựng các trường công lập kiên cố, đạt chuẩn. Chuẩn bị tốt cho trẻ em vào lớp 1 đối với tất cả các vùng miền núi trong cả nước. Đảm bảo mọi trẻ em 5 tuổi được đến trường, lớp mầm non. Đẩy mạnh xã hội hóa đề cao trách nhiệm của Nhà nước, xã hội và gia đình đối với sự phát triển của giáo dục mầm non.
Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục mầm non theo chương trình GDMN mới, góp phần tích cực để nâng cao chất lượng giáo dục.
Mục tiêu cụ thể là bảo đảm hầu hết trẻ em 5 tuổi ở mọi vùng miền được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp 1.
PV: Tỉnh ta đã và đang có những điều kiện, nền tảng nào để thực hiện Đề án? Đồng chí có thể chia sẻ thêm về những mặt còn hạn chế của tỉnh cần khắc phục trong thời gian tới?
Đồng chí Bùi Trọng Đắc: Trước khi có của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 3634, ngày 29/12/2006 về việc phê duyệt Đề án phát triển giáo dục mầm non tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2006 – 2015. HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết số 148 ngày 21/7/2010 về chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non diện hợp đồng. Tỷ lệ trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra lớp của tỉnh đạt 99,9% (cao hơn so với tỷ lệ đạt chuẩn phổ cập của Đề án 239). Giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi cơ bản đều là giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn.
Tuy nhiên, tỉnh ta vẫn còn một số hạn chế đó là tình trạng mỗi trường mầm non có nhiều điểm trường; thiếu nhiều phòng học, phòng chức năng và các công trình phụ trợ, dẫn đến việc còn nhiều lớp học ghép từ 2-3 độ tuổi, hạn chế thực hiện cho trẻ học 2 buổi/ngày và tổ chức ăn bán trú cho trẻ, ảnh hưởng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Tiến độ xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia còn chậm.
Khắc phục những hạn chế trên, trong thời gian tới, tỉnh ta tập trung quy hoạch quy mô trường, lớp bảo đảm mỗi trường mầm non có 1 khu trung tâm, có ít nhất 3 nhóm, lớp trở lên; dồn các chi lẻ có khoảng cách cho phép thành 1 điểm trường để chia trẻ theo độ tuổi nhằm đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ cả ngày.
Quy hoạch diện tích cho các khu trường trung tâm đảm bảo ít nhất 3000 m2 để có đủ diện tích xây phòng học, các công trình phụ trợ và các phòng chức năng phục vụ cho tổ chức ăn, bán trú…và phấn đấu đạt chỉ tiêu trường chuẩn quốc gia. Đầu tư kinh phí và lựa chọn thiết kế xây dựng phù hợp với đặc thù riêng của GDMN: có phòng học, công trình vệ sinh, bếp, nước sạch và các phòng chức năng
PV: Với tỉnh ta, mục tiêu cụ thể là gì? Tỉnh đã và phải triển khai các phần việc lớn nào để Đề án thành công thưa đồng chí?
Đồng chí Bùi Trọng Đắc: Mục tiêu cụ thể: Về phát triển số lượng, bảo đảm đến năm 2013 hầu hết trẻ em 5 tuổi đến lớp và 97% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo, 43% trẻ tuổi nhà trẻ được đến trường. Về chất lượng, đảm bảo đến năm 2013, trẻ em 5 tuổi đạt tỷ lệ 95% học 2 buổi/ngày và 100% được ăn bán trú tại trường. Phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ mầm non suy dinh dưỡng xuống dưới 8%. Phấn đấu đến năm 2013 có 100% lớp mầm non 5 tuổi được học chương trình giáo dục mầm non mới; chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào học lớp 1.
Về cơ sở vật chất, ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi cho các lớp mầm non 5 tuổi. Tập trung đầu tư xây dựng bảo đảm đến năm 2013, mỗi huyện có ít nhất 1 trường mầm non vùng KT-XH đặc biệt khó khăn đạt chuẩn quốc gia. Phấn đấu đến năm 2013 có đủ phòng học kiên cố cho 100% lớp mầm non 5 tuổi. Đẩy mạnh tiên độ xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Về phát triển đội ngũ, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, đảm bảo năm học 2010-2011 có 100% giáo viên dạy lớp mầm non 5 tuổi đạt chuẩn trình độ đào tạo. Đến năm 2015 có 50% giáo viên mầm non 5 tuổi đạt trình độ đào tạo trên chuẩn, 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá.
Thời gian qua, tỉnh ta đã kiện toàn Ban chỉ đạo phổ cập GD tỉnh. Xây dựng Kế hoạch PCGD mầm non cho trẻ em 5 tuổi tỉnh giai đoạn 2010 – 2015 trình UBND tỉnh phê duyệt.
Thời gian tới, tỉnh ta cần thực hiện tốt và đồng bộ các phần việc sau: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về nhiệm vụ PCGD mầm non cho trẻ em 5 tuổi tới cộng đồng bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Tăng cường huy động trẻ em năm tuổi đến lớp. Thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp GD mầm non, triển khai Chương trình GDMN mới cho 100% lớp mầm non 5 tuổi. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ sở GDMN, phấn đấu đến năm 2013 có 100% số trường mầm non ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ; 30% giáo viên sử dụng máy tính tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
Đẩy mạnh xã hội hóa công tác phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi… Phấn đấu đến năm 2012 có 50% và năm 2013 có 100% huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
Để làm tốt điều đó, tỉnh ta cần tăng cường các nguồn lực để bảo đảm các mục tiêu đề ra nhằm đạt được kết quả công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giaó dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào năm 2013.
PV: Xin cảm ơn đồng chí./.
Bùi Huy
(thực hiện)
Từ năm 2006, đào tạo từ xa (ĐTTX) được đưa vào Luật Giáo dục, khẳng định giá trị văn bằng của hệ đào tạo này để bảo đảm quyền lợi của người học. Tuy nhiên, một trong những điểm ít hấp dẫn nhất đối với học viên ĐTTX chính là những nghi ngại về chất lượng của tấm bằng ĐH loại này. Nhiều doanh nghiệp đã “khép cửa” đối với cử nhân ĐTTX vì không tin tưởng vào chất lượng đào tạo
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga vừa có văn bản cho phép các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh và kéo dài thời gian xét tuyển hệ chính quy năm 2010.
Trước đề nghị của GS Mai Trọng Nhuận, Giám đốc ĐHQG Hà Nội, về mong muốn hợp tác với ĐH Chicago trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, GS Ngô Bảo Châu cho rằng, hai bên cần phải xác định được thế mạnh và nhu cầu của mỗi bên cho hiệu quả. Buổi làm việc giữa lãnh đạo ĐHQG Hà Nội với GS Ngô Bảo Châu (ĐH Chicago) diễn ra chiều 2/11.
Sách tham khảo bày bán tràn lan với rất nhiều sai sót
Hôm qua 3/11, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael W.Michalak đã có buổi nói chuyện với hàng trăm SV ĐH Kinh tế quốc dân về các vấn đề kinh tế khu vực, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ.
Trong khi nhiều gia đình người Việt Nam có xu hướng cho con học trường Tây trên đất Việt thì hai học sinh người Hàn Quốc lại cố gắng thi đậu vào Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa TPHCM để được học tiếng Việt, văn hóa Việt.