Cô giáo dạy Địa lý của lớp tôi ngày ấy dạy rất giỏi về chuyên môn, nhiệt tình với các phong trào của đoàn và nổi tiếng là một người nghiêm khắc nhưng mỗi tội cô rất gầy.

 

Mô tả ảnh.
Trong giờ học. Ảnh: Lê Anh Dũng

Cô lại tên là Hương nên chẳng biết từ bao giờ lớp nào cũng gọi sau lưng cô là cô “cò Hương”. Dẫu vậy trước mặt cô thì chưa ai dám tỏ ra vô lễ cả.

Nhưng rồi, có một sự kiện đã xảy ra, hay nói đúng hơn là một trò đùa dại dột của tôi và Chung đã khiến chúng tôi được một phen “hồn xiêu phách lạc”.

Hôm đó, sau tiết sinh học, chúng tôi nghỉ giải lao để chuẩn bị học tiết địa lý. Thay vì ra chơi, tôi và Chung lại thách nhau xem ai sẽ vẽ cò đẹp hơn.

Loay hoay một lúc thì cũng xong. Cao hứng, tôi còn chú thích bên dưới mấy chữ “cô Hương cò”!

Mải mê chiêm ngưỡng tác phẩm của mình thành thử chúng tôi không biết cô Hương đã đứng cửa tự khi nào.

Khi cô lên tiếng, hai thằng tôi mới cuống cuồng ù chạy về chỗ ngồi trong khi chiến tích vẫn con nguyên trên bảng.

Vừa bước vào lớp, nhìn lên bảng, cô chỉ hơi cau mày lại. Cả lớp im thin thít, trong khi tôi và Chung thì run nhong nhóc, bấm bụng phen này thì nghỉ học là cái chắc rồi.

Thế rồi, cô mở cặp, lấy một viên phấn rồi tiến về phía bảng.

BÀI VIẾT CỦA BẠN ĐỌC

Và sau vài động tác, cô đã vẽ lên một làn nước trong xanh cùng mấy con cá con đang bơi lội xung quanh con cò, cô không quên vẽ thêm một con cá đang bị con cò quắp ngang thân.

Sau đó, trên thân mỗi con cò cô lại viết một từ tiếng Anh là "pupil". Cả lớp lặng im, từng giây nặng nề trôi.

Rồi đột nhiên, cô bật cười thật to:

- Dù gầy gò thì cò vẫn là cò, còn bọn "pupil" chỉ là lũ tép riu! Và cò thì không bao giờ sợ tép riu cả!

Cô vừa dứt lời cả lớp tôi cười vang. Để cho lớp cười thoải mái một lúc cô bảo bàn trực nhật lên xoá bảng, sau đó cô tiến hành giảng dạy như chưa hề có chuyện gì xảy ra.

Hết giờ tôi và Chung biết thân phận, đứng sẵn ở cầu thang để nhận lỗi với cô. Vừa nhìn thấy chúng tôi cô đã bảo:

- Muốn mai này bơi ra được sông, được bể thì tép riu phải lớn thành cá to. Nếu không thì không chỉ bị cò ăn còn mà còn trở thành mồi ngon cho nhiều loài khác. Nhiệm vụ của các em là phải “phồng mang” ra mà ăn cho căng, cho nhiều kiến thức vào biết chưa? Lần này cô tha, về lớp học đi!

Cả tôi và Chung thở phào nhẹ nhõm và lí nhí hai từ lời cảm ơn cô không thành lời. Từ hôm đó trở đi, lớp tôi không ai còn gọi cô là cô "cò Hương" nữa và cái biệt danh đó dần cũng mất đi.

Cho đến hôm nay lớp tôi ai cũng thành đạt mỗi khi nhớ về cô chúng tôi lại tự nhủ trong lòng hai từ: Biết ơn.

Một người thầy tâm lý, hết lòng vì học sinh thân yêu!

 

                                                                            Theo VietNamnet

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
GS Ngô Bảo Châu tại buổi làm việc với lãnh đạo ĐHQG Hà Nội
Không có hình ảnh

Đại sứ Hoa Kỳ nói chuyện với SV ĐH Kinh tế quốc dân

Hôm qua 3/11, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael W.Michalak đã có buổi nói chuyện với hàng trăm SV ĐH Kinh tế quốc dân về các vấn đề kinh tế khu vực, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ.

Học sinh Hàn Quốc chọn trường chuyên Việt Nam

Trong khi nhiều gia đình người Việt Nam có xu hướng cho con học trường Tây trên đất Việt thì hai học sinh người Hàn Quốc lại cố gắng thi đậu vào Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa TPHCM để được học tiếng Việt, văn hóa Việt.

Mái trường Anh hùng nơi quê biển

Sau nửa thế kỷ nỗ lực cho sự nghiệp trồng người, với gần 17 nghìn học sinh đã tốt nghiệp, đang công tác trên các lĩnh vực ở mọi miền đất nước, năm 2010, Trường THPT A Hải Hậu (Nam Ðịnh) được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

Tân Lạc: Tập huấn nâng cao năng lực công tác tự đánh giá

(HBĐT) - Trong 2 ngày (1 - 2/11), phòng GD & ĐT huyện Tân Lạc đã tổ chức tập huấn nâng cao năng lực công tác tự đánh giá cho 100 cán bộ quản lý và giáo viên là hiệu trưởng và thư ký Hội đồng tự đánh giá các trường tiểu học, PTCS, THCS trên địa bàn toàn huyện.

Cùng chăm lo sự nghiệp giáo dục ở Quý Hòa

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Tiến Bài, Chủ tịch UBND xã Quý Hòa (Lạc Sơn) cho biết: Nghị quyết HĐND xã trong 3 khóa liên tiếp gần đây (khóa XV, XVI và XVIII) đều có nội dung xã hội hóa giáo dục. Học sinh của xã đỗ đại học được thưởng 2 triệu đồng. Hàng năm, mỗi hộ đều góp cho quỹ khuyến học 4 kg thóc. Hai năm học gần đây, xã đã có 15 em đỗ đại học. Năm học 2009-2010, xã có 7 học sinh giỏi cấp tỉnh, 14 học sinh giỏi cấp huyện

Nhà trường tắc trách, sinh viên lãnh đủ

Hàng trăm sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn từ rớt tốt nghiệp thành đậu, nhiều sinh viên bị mất điểm phải đóng tiền học lại. Nghiêm trọng hơn, chỉ trong một khoa có đến hơn 700 sinh viên bị tạm ngưng và buộc thôi học. Liệu nguyên nhân do tắc trách hay vì tuyển vượt chỉ tiêu quá nhiều nên trường đã tìm đủ mọi cách “giữ chân” sinh viên?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục