Ngày 9/11, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường ĐH, CĐ thực hiện Quy chế công khai. Cụ thể như công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế, điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục và công khai tài chính.
Về cam kết chất lượng giáo dục, Bộ yêu cầu các trường công khai cam kết chất lượng đào tạo đối với các bậc đào tạo hệ chính quy; cam kết các điều kiện mà sinh viên được thụ hưởng khi vào học tại trường như điều kiện tuyển sinh; điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục cam kết phục vụ người học (như phòng học, trang thiết bị, thư viện ...); đội ngũ giảng viên; các hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học; yêu cầu về thái độ học tập của người học; mục tiêu kiến thức, kỹ năng, trình độ ngoại ngữ đạt được. Đặc biệt, công khai vị trí làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp ở các trình độ.
Công khai tỷ lệ sinh viên hệ chính quy tốt nghiệp năm 2009; kết quả kiểm định chất lượng giáo dục (nếu có). Công khai diện tích sàn xây dựng phục vụ trực tiếp cho quá trình đào tạo; Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên: Công khai đội ngũ giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn. Công khai tài chính, công khai kết quả kiểm toán (nếu có).
Bộ GD-ĐT đề nghị các trường báo cáo về Bộ trước ngày 30/11/2010.
Theo Dantri
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, các trường ĐH, CĐ đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề phải có cam kết đảm bảo chất lượng.
Vừa qua, Bộ GD-ĐT đã có công văn cho phép các trường ĐH, CĐ ngoài công lập tiếp tục tuyển sinh 2010, thời gian đến hết ngày 15/11. Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều trường đại học ngoài công lập cho rằng đã quá muộn.
(HBĐT) - Thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày 7/11, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đã tổ chức hoạt động ngoại khoá bộ môn văn - sử - địa với chủ đề “xúc xắc mùa thu”.
(HBĐT) - Tháng 10/1998, cùng với điểm TTHTCĐ xã Phú Nhung (tỉnh Lai Châu), TTHTCĐ Cao Sơn Đà Bắc được Trung tâm nghiên cứu xoá mù chữ và GDTX Viện Khoa học giáo dục) chọn để xây dựng thí điểm.
Qua khảo sát một số trường ĐH ở Hà Nội cho thấy nhiều trường chưa thực sự đánh giá đúng tầm quan trọng và quan tâm đến vấn đề nghiên cứu và tự học của SV. Không gian thư viện hạn chế, điều kiện ngặt nghèo là lý do khiến nhiều SV không hứng thú với thư viện.
Thiếu giáo viên chuyên trách nên việc dạy và học môn Thủ công - kỹ thuật bậc tiểu học không hiệu quả.