Đảm nhận một nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo sức khỏe cho học sinh song có một thực tế là hiện nay, y tế trường học chưa được qua tâm đầu tư đúng mức. Tình trạng người ít, chuyên môn hạn hẹp, phương tiện lạc hậu, thu nhập quá thấp, không có cơ hội thăng tiến, … đã khiến các cán bộ y tế lần lượt rời bỏ trường học ra đi, hiệu quả trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh khó có thể nâng cao, các bệnh học đường xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt ở cấp mầm non và tiểu học.
Thiếu cả người lẫn phương tiện
Báo cáo của Cục Y tế dự phòng năm 2007 cho thấy trong tổng số 32.218 trường học thuộc tất cả các khối học, chỉ có trên 5.346 trường (tỷ lệ 16,6%) có bố trí cán bộ làm công tác y tế tại trường. Đây là một tỷ lệ quá thấp. Đến năm 2009, thống kê cho thấy cả nước có trên 36.000 trường học các cấp (với gần 25 triệu học sinh sinh viên) nhưng mới có 5.616 trường học có bố trí cán bộ làm công tác y tế tại trường (chiếm khoảng 15%).
Một số địa phương khác đã khắc phục tình trạng thiếu cán bộ y tế trong trường học bằng cách cử cán bộ y tế của trạm y tế xã, phường kiêm nhiệm thêm công tác chăm sóc sức khỏe HS tại trường học.
BS. Nguyễn Lân Dũng, Phụ trách y tế trường học (Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh) cho biết: “Mặc dù có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, nhưng tính đến thời điểm này, TP. Hồ Chí Minh cũng mới chỉ có chừng 40% các trường có cán bộ y tế đảm bảo trình độ chuyên môn. Phần lớn các cán bộ y tế trường học có trình độ sơ cấp nên thời gian vừa qua, một mặt phải tìm nguồn để tuyển; mặt khác Sở GD-ĐT phối hợp với trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch đào tạo cán bộ. Hy vọng 3-4 năm nữa, TP. Hồ Chí Minh sẽ phủ kín cán bộ y tế tại các trường học”.
BS. Đặng Ngọc Thanh Thảo, quyền Giám đốc Trung tâm y tế trường học (Sở GD-ĐT Thừa Thiên - Huế) băn khoăn: “Mặc dù chỉ tiêu biên chế có nhưng đến nay Thừa Thiên - Huế mới có 134/570 cán bộ y tế trường học”.
TS. Trần Đắc Phu, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường (Bộ Y tế) cho biết: “Sau khi có Chỉ thị 23 của Thủ tướng, số lượng cán bộ y tế trong trường học tăng lên đáng kể, từ 6.620 năm 2005 lên 15.583 năm 2008. Có 1.377 người thuộc diện biên chế (chiếm 8,8%) nhưng có tới 11.224 người kiêm nhiệm. Điều này cho thấy dù đã có chỉ tiêu nhưng việc tuyển người làm công tác y tế trường học không dễ”.
Nhân lực thiếu, nhưng ở những nơi có cán bộ đảm nhận công tác y tế trường học thì chuyên môn của họ cũng khá hạn chế (đa phần là kiêm nhiệm). Tình trạng thiếu đủ các phương tiện, khiến công việc của họ gặp khó khăn.
Hầu hết các địa phương không có trang thiết bị y tế phục vụ cho hoạt động kiểm tra, giám sát các yếu tố vệ sinh học đường hoặc có thì đã cũ và lạc hậu. Trang thiết bị phục vụ cho công tác khám và sơ cấp cứu tại các trường học còn thiếu rất nhiều, nếu có chỉ là bộ dụng cụ để khám chữa răng!
Bệnh học đường ngày càng gia tăng
Do thiếu nhân lực và phương tiện nên việc khám sức khỏe định kỳ cho học sinh, sinh viên ở nhiều nơi chưa được thực hiện hoặc khám xong rồi... để đấy. Việc phân loại bệnh tật của học sinh, sinh viên sẽ giúp nhà trường hoặc gia đình học sinh có chế độ điều trị thích hợp. Thế nhưng, các bệnh tật được phát hiện sau khi khám sức khỏe định kỳ ít được các trường quan tâm và có biện pháp giải quyết. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân góp phần làm các bệnh tật trong học sinh, sinh viên được phát hiện chậm trễ và có xu hướng gia tăng.
Năm 2009, bệnh viện Mắt Hà Nội đã tổ chức khảo sát tình trạng mắt học sinh trên 16.000 học sinh tiểu học, THCS, THPT, tỷ lệ học sinh cận thị ở bậc tiểu học là 20%, THCS 30% và cao nhất là bậc THPT chiếm trên 50%. Các yếu tố ảnh hưởng đến mắt của học sinh có nhiều, nhưng hai yếu tố nguy cơ chủ yếu gây cong vẹo cột sống là tư thế ngồi sai và bàn ghế không phù hợp với tầm vóc học sinh.
Theo số liệu mới nhất của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, tỷ lệ học sinh bị cận thị là 26,14% và gia tăng nhanh theo cấp học. Ở Hà Nội, vào năm 1960, tỷ lệ học sinh bị cận thị chỉ là 4%, đến năm 2001 đã tăng lên 29,9%, năm 2009 tăng lên là 30,19%. Nghiên cứu của Đại học Y Thái Nguyên năm 2007 trên 8.527 học sinh tại 16 trường học các cấp từ tiểu học đến trung học cho thấy, tỷ lệ mắc tật khúc xạ là 11,52%.
Ngoài các bệnh về mắt (cận thị, tật khúc xạ, …) thì tỷ lệ học sinh bị cong, vẹo cột sống luôn ở mức rất cao. Theo nghiên cứu ở Hà Nội của Bộ Y tế, vào thập kỷ 60, tỷ lệ học sinh bị cong vẹo cột sống là 12%, năm 1968 - 1969 là 21 - 24%, những năm 80 là 23%, năm 2001 là 30,8%; điều tra năm 2004 - 2005 là 18,9%, trong đó học sinh tiểu học là 17,2%, học sinh trung học cơ sở là 22,2% và học sinh trung học phổ thông là 18,8%.
Theo TS.Bác sỹ Đặng Anh Ngọc, Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường - Bộ Y tế) thì các nhà khoa học thế giới cho rằng, sức khoẻ trẻ em hôm nay phản ánh khuynh hướng sức khoẻ của mỗi dân tộc trong tương lai. Với tình hình bệnh tật học đường như đã nêu ở trên, chúng ta không khó để hình dung sức khoẻ của dân tộc ta trong thời gian tới như thế nào. Vì vậy, phòng chống bệnh tật học đường là một vấn đề cấp bách.
Theo Vnn
Sau hơn 1 tháng đăng quang cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Hà Nội (Imiss Thăng Long) năm 2010, nhận được nhiều lời mời tham gia hoạt động nghệ thuật nhưng Phạm Thị Thu Nga kiên quyết từ chối, cô tập bạn trung dồn mọi nỗ lực cho công việc học tập.
Học giỏi nhưng nhà nghèo nên không thể học đại học, anh Huỳnh Tưởng về làm ruộng, nuôi vịt, tự học rồi mở lớp dạy miễn phí cho học trò nghèo. Niềm vui bất ngờ khi hầu hết học trò của anh Tưởng đều đỗ đạt
Ngày 17-11, Công đoàn ngành giáo dục TPHCM đã tổ chức họp mặt giao lưu với 159 Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, trong đó có 37 thầy, cô giáo vừa được phong tặng danh hiệu trong năm 2010.
Ngày 17/11, trường THPT 19-5 đã tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm thành lập (1970 – 2010). Đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã tới dự, chung vui với thầy, trò nhà trường.
( HBĐT) - Trong 2 tháng 10 – 11 vừa qua, Hội Bảo trợ NTT & TMC tỉnh đã trích 40 triệu đồng từ nguồn quỹ hội hỗ trợ 20 suất học bổng, mỗi suất trị giá 2 triệu đồng cho các em nhỏ là trẻ mồ côi, tàn tật, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vượt khó, học giỏi trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Bà Hà Thị Loan, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khuyến học huyện Lương Sơn cho biết: Sau Đại hội Hội khuyến học huyện lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2007 - 2012, các hoạt động của Hội đã tiếp tục được củng cố, mở rộng phong phú và đa dạng hơn.