Trước thông tin, Sở Nội vụ Đà Nẵng đưa ra quy định không cho phép các cơ quan nhà nước trên địa bàn TP tuyển công chức từ nguồn sv tốt nghiệp hệ tại chức, điều đó làm cho không khí nhiều lớp tại chức trở nên u ám!

 

Mấy ngày qua báo chí đã đưa rất nhiều ý kiến từ nhiều chiều xung quanh vụ việc này, nhưng hơn ai hết, là người trong cuộc chúng tôi thấy quá thất vọng và mất hết ý chí phấn đấu.

 

Đâu cũng như Đà Nẵng, chúng tôi học để làm gì?

Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail:thaolam@dantri.com.vn

Hệ tại chức tập trung rất nhiều thành phần, có người đang thi không đậu hệ chính quy quay sang thi vào tại chức. Có người sau nhiều năm lăn lộn đời công nhân làm thuê muốn kiếm cho mình một tấm bằng để thay đổi việc làm. Và cũng không ít người đang làm việc tại các cơ quan nhà nước muốn trau dồi thêm kiến thức và bổ sung những kiến thức mình còn thiếu. Dù tập trung nhiều thành phần nhưng tất cả đều mang mục đích phấn đấu học để kiếm được một việc làm tốt hơn. Thế nhưng quyết định trên của Nội vụ tp Đà Nẵng như dội một gáo nước lạnh vào ý chí phấn đâu của họ.

Xét kĩ ra thì đây là một quyết định mang tính kì thị và chạy theo bệnh thành tích. Đào tạo theo hệ nào thì vẫn có những người giỏi và cũng có người dốt, vì vậy quyết định trên đã làm lọt sàng không ít những sinh viên tại chức có năng lực thực sự.

Chúng ta biết học luôn đi đôi với hành. Giữa lí thuyết và thực hành đều quan trọng ngang nhau. Đối với hệ tại chức, chúng tôi dám chắc rất nhiều người đã thực hành thậm chí trước khi họ chọn vào học. Nhiều người đã có kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong lĩnh vực mình đang học, điều mà một sinh viên chính quy không thể có được. Ví như có người học trung cấp luật ra làm bộ phận tư pháp xã hay làm trong các cơ quan công an giờ học tại chức luật. Hay những người đã làm quản lí lâu năm trong các công ti giờ họ theo học các lớp tại chức về quản lí kinh tế. Rõ ràng đối với những người này kinh nghiệm là có thừa. Sinh viên hệ nào ra trường cầm tấm bằng đi xin việc các cơ quan đều đòi hỏi kinh nghiệm. Sinh viên chính quy thì học xong ít người có kinh nghiệm còn sinh viên tại chức đã có kinh nghiệm thì không nhận, điều này liệu có mâu thuẩn.

Quyết định không nhận sinh viên tốt nghiệp tại chức tạo cú sốc lớn cho sinh viên đang học hệ này. Giả sử tất cả mọi tỉnh thành đều học theo Đà Nẵng thì sinh viên tại chức học để làm gì. Họ cũng bỏ ra rất nhiều tiền bạc và bốn năm học tập để nhận về một tấm bằng giấy lộn sao.

Cần xóa “nhớp” cho tại chức

Xưa nay hệ tại chức được xem như một “hệ phụ”, là cần câu cơm tạo thu nhập thêm cho giảng viên dạy hệ chính quy. Bởi hầu hết các trường đều thu học phí hệ tại chức cao hơn hệ chính quy cho cùng một ngành học. Hơn nữa phần lớn những sinh viên theo học tại chức đều đang làm việc vì vậy họ có điều kiện hơn để mời giảng viên những bửa “uống nước” sau giờ giảng. Điều đó làm cho nhiều người lầm tưởng là tất cả điểm chác của sinh viên tại chức đều được “biếu không”. Đây là cơ sở để người ta nhìn hệ tại chức không mấy nghiêm túc. Tuy nhiên ở ĐH Huế điều đó là không đúng, chúng tôi học tại chức vẫn phải phấn đâu cật lực. Hệ tại chức cũng có người giỏi thực sự nhưng cũng có người không thể ra trường vì năng lực kém. Vậy nhưng vẫn có những nơi lợi dụng đào tạo tại chức để kiếm thêm. Chúng tôi xin trích dẫn ý kiến của giáo sư Văn Như Cương:

“Hồi mới đầu, kết quả đào tạo theo tôi là tốt. Người học và người dạy đều làm việc một cách nghiêm túc, có hiệu quả và có chất lượng. Nhưng dần dần, do nhiều nguyên nhân, chất lượng đào tạo của các lớp học kiểu đó càng ngày càng giảm sút.

Hiện nay, các lớp học tại chức là nơi học viên có thể dễ dàng kiếm được cái bằng mà không cần phải học tập căng thẳng,  thậm chí không cần học… Vào cái thời mà bằng cấp “lên ngôi” như hiện nay, ai cũng cần phải có bằng để “vươn lên” để “thăng tiến”, để trên cái danh thiếp của mình có thêm các từ: Cử nhân, Thạc sĩ hay Tiến sĩ… 

Đó cũng là nơi các thầy giáo ĐH có thể tranh thủ kiếm thêm đồng ra đồng vào để bù vào cái đồng lương gầy guộc của mình, để mình tự cứu mình trước khi "trời cứu"… , là nơi các Phòng Đào tạo của các trường ĐH có thêm đối tác, có thêm việc làm, có thêm thu nhập. Một năm vài lần tổ chức các  kỳ thi ở cơ sở, các thầy ĐH về địa phương (để ra bài thi, trông thi , chấm thi…) được bố trí ăn ngủ ở khách sạn, được học viên thường xuyên đến thăm, quà cáp …, hoặc mời thầy đi chơi, đi xem thắng cảnh địa phương, đi nhậu… cho vui. Thi xong, kết quả đạt yêu cầu và trên yêu cầu “trăm phần trăm”, thế là mọi người đều vui: thầy vui, trò vui, cơ sở vui, trường ĐH vui, Bộ GD&ĐT vui..”.

Dù đúng dù sai thì quyết định của sở Nội vụ tp Đà Nẵng cũng là một hồi chuông giúp các nhà quản lý giáo dục rà soát lại cách học cách cấp bằng của hệ tại chức. Đã đến lúc xóa “nhớp” cho hệ tại chức để tránh tình trạng đào tạo cứ đào tạo còn đào tạo để làm gì thì mặc kệ, vừa tốn kém lãng phí lại vừa mang tai tiếng cho giáo dục Việt Nam.
 

TS Nguyễn Duy Phương, Phó trưởng khoa luật  Đại học Huế:

Trong hệ  thống giáo dục Việt Nam hiện nay không phân biệt văn bằng giữa chính quy và tại chức. Nếu chúng ta loại bỏ toàn bộ hệ vừa học, vừa làm mà Đà Nẵng gọi hệ tại chức thì theo tôi không hợp lý so với thực tế. 

Để tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học vào làm việc trong cơ quan nhà nước thì chúng ta đã có một cơ chế tuyển chọn được quy định ở trong Luật cán bộ công chức và Nghị định 24 năm 2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức trong các cơ quan nhà nước.

Đánh giá ở đây là đánh giá năng lực thực sự chứ không phải đánh giá bằng cấp. Có những người học chính quy ra nhưng chưa chắc có năng lực hơn so với những người học tại chức.

Theo tôi, để đánh giá chính xác họ có năng lực hay không thì chúng ta phải tổ chức các kỳ thi tuyển đúng theo quy định của pháp luật và phải làm thật nghiêm túc.
.
Nguyễn Thành Công (đang theo học tại chức ngành luật Đại học Khoa học Huế): Không nên đánh giá trình độ qua bằng cấp

Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ là một chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên không thể phân  biệt năng lực, trình độ qua bằng cấp được, chỉ mỗi khi vào làm việc thì mới biết ai hơn ai.
(Theo Bee.net.vn)

 

 

Dư Xuân Nha

Lớp Luật K18A (tại chức). Báo chí k31ĐHKH Huế

 

LTS Dân trí - Hệ đào tạo tại chức hiện nay đang diễn ra rất lộn xộn, thiếu sự quản lý từ khâu tuyển sinh cho đến quá trình đào tạo và thi tốt nghiệp. Điều đó dẫn tới tình trạng đào tạo không đúng đối tượng và mở rộng quá mức, thiếu cả thầy và cả phương tiện cần thiết, cho nên không bảo đảm chương trình và chất lượng đào tạo.

Việc buông lỏng quản lý hệ đào tạo tại chức thuộc về trách nhiệm của Bộ Giáo dục- Đào tạo và các trường đại học có có hệ đào tạo tại chức. Điều này cần sớm khắc phục để trả lại giá trị thật của các tấm bằng tại chức cũng như bảo đảm quyền lợi chính đáng của người học tại chức.

Mặt khác, việc tuyển chọn viên chức nhà nước phải tuân theo đúng hệ thống pháp luật và quy chế hiện hành. Dù là loại bằng cấp nào cũng chỉ là cơ sở ban đầu để tham khảo, còn việc tuyển chọn phải theo những tiêu chí cụ thể thông qua những hình thức trắc nghiệm, phỏng vấn và thử việc

 

 

 

                                                                                    Theo DanTri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Một tiểu phẩm về phòng - chống tệ nạn ma túy của CLB phòng - chống tai - tệ nạn xã hội xâm nhập học đường
Thí sinh làm thủ tục vào phòng thi tại Hội đồng thi Trường ĐH Y Dược TPHCM năm 2010

Xu hướng đại học tư phát triển mạnh tại châu Á

Nhu cầu thị trường về mức độ kiến thức, đào tạo đã vượt quá khả năng đáp ứng của các trường đại học truyền thống và mở ra xu hướng tư nhân hóa giáo dục. Các hình thức khác nhau của trường đại học tư (vì lợi nhuận và phi lợi nhuận) đang tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu về giáo dục sau trung học.

Thu nhập "khủng" từ đào tạo tại chức

Ngoài việc đảm nhiệm 260 tiết dạy tại trường và những tiết vượt giờ bắt buộc (do thiếu giảng viên), anh Th. , hiện đang giảng dạy tại một trong những trường ĐH lớn nhất tại Hà Nội, còn tham gia đứng lớp tại chức do trường tổ chức. Tuy không nói ra, nhưng nhẩm tính từ số lượng tiết học, giá thành... thì mỗi tháng, các giảng viên "chạy sô" dạy tại chức cũng có thể nhận được trên dưới 20-25 triệu đồng.

Tạo điều kiện để học sinh khuyết tật hòa nhập cộng đồng

Trẻ em khuyết tật chịu nhiều thiệt thòi khi phải đối mặt với sự phân biệt, đối xử ngay trong gia đình, xã hội và cộng đồng. Vì vậy, giáo dục hòa nhập được coi là xu hướng chung của phần lớn các nước trên thế giới và trong đó có Việt Nam.

Tân Lạc: Nhiều hoạt động thiết thực vì trẻ em

(HBĐT) - Ông Phạm Khắc Dũng, Phó phòng LĐ-TB&XH huyện Tân Lạc cho biết: Thời gian đầu, khi bộ phận chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em được sáp nhập vào ngành LĐ-TB&XH đã có sự xáo trộn trong khâu tổ chức, nhiều nơi, đội ngũ cán bộ làm công tác này chủ yếu là kiêm nhiệm, không chuyên sâu và thường xuyên thay đổi nên phần nào đã ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

Mất cân đối ngành nghề: Đâu là lối thoát?

Sự mất cân đối trong lựa chọn ngành nghề của thí sinh càng được thể hiện một cách rõ nét trong những năm trở lại đây. Trong khi công tác hướng nghiệp còn yếu kém thì lời hứa xây dựng một trung tâm dự báo nguồn nhân lực quốc gia vẫn còn trên giấy.

Công bố các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2011 vào cuối tháng 3/2011

Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Bộ GD-ĐT vừa có thông báo về kì thi tốt nghiệp THPT năm 2011. Theo đó, các môn thi của kỳ thi tốt nghiệp năm 2011 sẽ được thông báo cụ thể vào cuối tháng 3/2011.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục