Tổ chức học nhóm giúp sinh viên trao đổi kiến thức, tăng cường kỹ năng sống trong môi trường làm việc tập thể

Tổ chức học nhóm giúp sinh viên trao đổi kiến thức, tăng cường kỹ năng sống trong môi trường làm việc tập thể

Ðể thích ứng các điều kiện tự nhiên - xã hội, con người cần hình thành được các kỹ năng sống (KNS). Tuy nhiên, giai đoạn hiện nay, lớp trẻ thường chỉ chú trọng trang bị cho mình những tri thức khoa học, ít chú ý việc trang bị các kỹ năng sống. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, việc giáo dục kỹ năng sống có ý nghĩa quan trọng đối với hình thành nhân cách sống tốt cho mỗi người, góp phần phát triển giáo dục toàn diện.

 

Hiện nay, cả nước ta có khoảng 22 triệu học sinh, sinh viên, giáo dục KNS trong trường học góp phần rèn luyện, hình thành cho học sinh sống có trách nhiệm hơn và biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, ứng phó các sức ép, thách thức trong cuộc sống; thúc đẩy hành vi mang tính xã hội, giảm bớt tỷ lệ phạm pháp. Giáo dục KNS còn tạo mối quan hệ thân thiện, cởi mở giữa thầy, trò, sự hứng thú tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Học sinh được giáo dục KNS xác định được bổn phận và nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội. Giáo dục KNS không chỉ giúp học sinh học từ giáo viên mà còn học từ các bạn cùng lớp thông qua các trò chơi, học tập và làm việc theo nhóm. Thực tế chương trình giáo dục KNS cho học sinh, sinh viên ở nước ta được thực hiện từ lâu qua việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; tích hợp nội dung giáo dục KNS trong một vài môn học và các chương trình, dự án giáo dục KNS.

Theo các chuyên gia giáo dục, việc đưa giáo dục KNS vào các môn học chính khóa trong nhà trường về bản chất là thực hiện việc đổi mới phương pháp  dạy và học. Trong đó, đổi mới về nội dung bảo đảm vừa sức, thiết thực, giảm lý thuyết, tăng thực hành và ứng dụng, gắn với thực tiễn cuộc sống. Ðổi mới về phương pháp dạy học trong các nhà trường là dựa trên các hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh... Ở mỗi lứa tuổi khác nhau, có sự đổi mới chương trình giáo dục khác nhau như: bậc tiểu học tập trung vào giáo dục các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và tính toán, đồng thời coi trọng đúng mức các kỹ năng xã hội và các kỹ năng tư duy; bậc THCS hình thành các năng lực cơ bản như thích nghi, hành động, ứng xử, tự học; bậc THPT hình thành củng cố năng lực hành động có hiệu quả, thích ứng, giao tiếp, ứng xử, tự khẳng định và tự đánh giá, phê phán...  Ngoài ra, giáo dục KNS còn được triển khai thông qua sự tích hợp ở một vài môn học và các chương trình, dự án như: Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật; giáo dục phòng, chống bom mìn cho học sinh tiểu học; giáo dục sống khỏe mạnh, KNS cho trẻ và trẻ vị thành niên... Theo TS Phùng Khắc Bình (Bộ GD và ÐT) các dự án triển khai đều mang lại hiệu quả thiết thực trong giáo dục KNS cho học sinh. Ðiển hình như Dự án giáo dục sống khỏe mạnh, KNS cho trẻ và trẻ vị thành niên đã tạo sự phối hợp tốt và môi trường giáo dục không chỉ ở nhà trường, gia đình mà cả trong cộng đồng. Học sinh được sinh hoạt tại địa bàn cùng trẻ ngoài trường học, tạo nên sự gắn kết, chia sẻ giữa các em cùng lứa tuổi, ở mọi hoàn cảnh với nhau. Sự chủ động vận dụng vào việc dạy học của các thầy giáo, cô giáo cùng việc tích cực học tập của học sinh trong các nhà trường được thể hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú. 

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, vấn đề giáo dục KNS trong trường học hạn chế, tập trung chủ yếu thông qua các chương trình, dự án hợp tác quốc tế nên tính bền vững không cao, chỉ được triển khai trong thời gian nhất định. Cách thức triển khai giáo dục KNS ở cấp học phổ thông chủ yếu là phát triển tài liệu, tập huấn giáo viên, dạy thí điểm, thông qua các hoạt động ngoại khóa. Thứ trưởng GD và ÐT  Trần Quang Quý cho biết, học sinh, nhất là học sinh trung học hiện nay chưa được trang bị một cách hệ thống KNS cơ bản để thích nghi với đời sống kinh tế - xã hội có nhiều biến đổi. Những kỹ năng cần thiết chưa được học sinh chú ý rèn luyện. Vì vậy, giáo dục KNS học sinh, sinh viên phải khá đa dạng, linh hoạt, đủ để đáp ứng với điều kiện sống ngày càng phức tạp.

Ðể giáo dục KNS cho học sinh, sinh viên hiệu quả, cần có sự quan tâm đúng mức từ các nhà trường và các thầy giáo, cô giáo, cũng như các nhà quản lý giáo dục. Không nên chỉ chú trọng vào giáo dục các kiến thức khoa học mà cần thực hiện giáo dục KNS cho học sinh, sinh viên một cách hài hòa, tự nhiên với nhiều phương pháp đa dạng, đủ để học sinh, sinh viên có thể ứng xử phù hợp với những vấn đề trong học tập và sinh hoạt. Không thể áp dụng các phương pháp của một môn học cụ thể vào giáo dục KNS chung trong nhà trường. Vì KNS không phải là môn học nhất định mà là một nội dung cần giáo dục trong nhà trường. Có thể tích hợp các KNS vào các môn học khác nhau như hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, môn học giáo dục công dân ở trường phổ thông; có thể chia thành các vấn đề phù hợp với nội dung sinh hoạt theo từng thời điểm, chủ đề... TS Phùng Khắc Bình thì cho rằng, cần thống nhất chung các vấn đề cơ bản trong giáo dục KNS như: Kỹ năng tổ chức học tập, tham gia các hoạt động tại trường, nơi công cộng và tại gia đình, kỹ năng khai thác thông tin, ra quyết định và giao tiếp, ứng xử... Giáo dục KNS trong trường học cần bảo đảm có hệ thống, không bị chắp vá. Ðáng chú ý, đội ngũ giáo viên giảng dạy KNS tốt cần có kỹ năng, kiến thức sâu, rộng và bản thân phải là tấm gương về đạo đức lối sống. Vì vậy cần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên làm sao đáp ứng yêu cầu của vấn đề giáo dục KNS. Xây dựng chương trình giáo dục KNS cho học sinh, sinh viên một cách bài bản, đồng bộ. Kết hợp giáo dục KNS cho các thành viên gia đình và cho các nhóm trẻ trên địa bàn cùng lứa tuổi để kết hợp giáo dục nhà trường- gia đình-cộng đồng, bảo đảm giáo dục toàn diện cho học sinh.

KNS không phải là một vấn đề mới nảy sinh mà là nhu cầu từ lâu nhưng chưa thật sự được quan tâm đúng mức trong trường học. Giáo dục KNS cho học sinh, sinh viên là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm, đánh giá đúng của ngành GD và ÐT và toàn xã hội. Từ đó có giải pháp phù hợp  từng cấp học, từng mục tiêu, nội dung môn học và bối cảnh dạy học... nhằm giúp cho học sinh, sinh viên phát triển đồng thời các kiến thức, thái độ, kỹ năng cần có trong cuộc sống và học tập, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho mỗi học sinh, sinh viên.

 

                                                                          Theo Báo Nhandan

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Đ/c Nguyễn Minh Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh tặng bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp trong công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga: Bộ chưa giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường!

Trước nhiều ý kiến dư luận về Bộ GD-ĐT giao quyền tự chủ tuyển sinh cho 6 trường ĐH trọng điểm, dự kiến sẽ thực hiện trong năm 2011, trả lời báo chí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định: Bộ chưa giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường!

Tuyển sinh ĐH, CĐ: Vẫn như cũ

Trước phản ứng của dư luận về chủ trương tự chủ trong tuyển sinh ở một số trường ĐH năm 2011, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định đó chỉ là hiểu nhầm

Kiểm định chất lượng giáo dục: Bộ chỉ nên giám sát

Có nhiều ý kiến đóng góp cho dự thảo Quy định về điều kiện thành lập và giải thể, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) mà Bộ GD-ĐT vừa mới ban hành.

Xử lý nghiêm cơ sở trông giữ trẻ tư nhân hoạt động không phép

Bộ GD-ĐT vừa có công văn yêu cầu các địa phương chấn chỉnh tình trạng không đảm bảo an toàn cho trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non.

Trên 20 vạn lượt người tham gia hoạt động tại TTHTCĐ

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 210/210 xã, phường, thị trấn xây dựng được trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ), trong đó, 65 TTHTCĐ có trụ sở riêng; 48 TTHTCĐ đã mở tài khoản hoạt động; 103 TTHTCĐ có máy vi tính, phục vụ khai thác tài liệu hoạt động chuyên đề; 96 TTHTCĐ có tủ sách cộng đồng.

Hơn 70% học sinh tiểu học chơi game online

Theo một cuộc khảo sát do Bộ GD-ĐT thực hiện, tỉ lệ chơi game online trong ngày thường của học sinh tiểu học tại Hà Nội là 76%, TPHCM 70%; bậc THPT tại Hà Nội là 76,6% và TPHCM là 88%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục