Một tiết học của Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm - TPHCM (ảnh chỉ mang tính minh họa).
Không có sinh viên nào chọn làm giáo viên tiếng Anh tiểu học nhưng muốn chọn chương trình học 5 năm rưỡi để lấy bằng cử nhân liên môn giáo dục tiểu học và tiếng Anh tiểu học
Hơn 10 công trình khoa học và nhiều ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục đã được trình bày trong một hội thảo do Trường ĐH Sư phạm TPHCM tổ chức cuối tuần qua tại TPHCM để tìm lời giải cho bài toán thiếu giáo viên (GV) tiếng Anh tiểu học.
Tốt nghiệp cùng lúc 2 bằng?
Theo TS Nguyễn Thị Ly Kha, Trưởng Khoa Giáo dục tiểu học Trường ĐH Sư phạm TPHCM, sau vài cuộc điều tra bỏ túi với 50 sinh viên sư phạm tiếng Anh, kết quả cho thấy không có sinh viên nào chọn dạy tiếng Anh ở tiểu học. Lý do là họ ngại vất vả, thu nhập thấp, cơ hội thăng tiến về chuyên môn không bằng THPT, “bét” nhất thì cũng phải dạy THCS.
Tiếp tục cuộc điều tra từ nguồn đào tạo liên thông và hệ đào tạo văn bằng 2, TS Kha cho biết vẫn không có sinh viên nào có văn bằng 1 là tiếng Anh hoặc sư phạm tiếng Anh chọn làm GV tiểu học. Trong khi đó, 87/122 sinh viên (tương đương 71,31%) muốn chọn chương trình học 5 năm rưỡi để lấy bằng cử nhân liên môn giáo dục tiểu học và tiếng Anh tiểu học.
Một tiết học của Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm - TPHCM (ảnh chỉ mang tính minh họa). Ảnh: TẤN THẠNH
Từ thực tế đó, TS Kha nhìn nhận phần lớn sinh viên ngành giáo dục tiểu học chọn hướng học tập để trở thành GV vừa dạy tiểu học vừa dạy môn tiếng Anh. Do đó, giải pháp đào tạo GV tiểu học với hai ngành chuyên môn trình độ ĐH là dạy chương trình tiểu học và dạy tiếng Anh ở tiểu học (chương trình mang đến cho sinh viên cùng lúc 2 bằng ĐH) được xem là khả thi.
PGS-TS Nguyễn Kim Hồng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM, cho biết nếu mỗi GV tiếng Anh dạy 4 lớp (16 tiết/tuần) thì cả nước cần 39.759 GV, các tỉnh Đông Nam Bộ cần 4.582 GV và TPHCM cần 1.763 GV.
Nhìn thẳng vào thực trạng
Theo đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2010” của Bộ GD-ĐT, dự kiến từ năm 2010 đến 2011 sẽ triển khai dạy ngoại ngữ theo chương trình mới cho khoảng 20% học sinh lớp 3 và mở rộng dần quy mô để đạt khoảng 70% vào năm 2015-2016 và 100% vào 2018-2019. Chương trình tiếng Anh tiểu học được xây dựng và phát triển nhằm thực hiện kế hoạch dạy và học tiếng Anh bắt buộc ở tiểu học với tổng thời lượng là 420 tiết, từ lớp 3 đến lớp 5 (lớp 3: 140 tiết, lớp 4: 140 tiết, lớp 5: 140 tiết). Nhiều chuyên gia giáo dục nhìn nhận tham vọng của Bộ GD-ĐT sẽ “có vấn đề” nếu không nhìn thẳng vào thực trạng nhân lực, vật lực hiện có. |
Như vậy, từ nay đến năm 2020, mỗi năm cả nước sẽ cần 6.626 GV, riêng Đông Nam Bộ cần 764 GV và TPHCM cần 294 GV. Trong khi đó, Khoa Tiếng Anh của Trường ĐH Sư phạm TPHCM mỗi năm chỉ tuyển sinh khoảng 150 chỉ tiêu để đào tạo GV THPT. Bài toán thiếu GV tiếng Anh tiểu học trở nên vô cùng nan giải, chưa tính đến việc đào tạo để “cung ứng” cho các địa phương khác.
Đừng chê tiểu học!
Thạc sĩ Trương Thị Thu Vân, Trường ĐH Sư phạm TPHCM, cho rằng với thời lượng 4 tiết/tuần và triển khai đại trà đối với những địa phương có điều kiện thì đối với những vùng khó khăn, nên chăng kéo dài thời gian và áp dụng linh hoạt với điều kiện từng trường vì suy cho cùng, mục tiêu hướng tới là các em có thể sử dụng tiếng Anh để giao tiếp rộng rãi, đọc tài liệu, sử dụng để học các môn khác... Về lâu dài, các nhà lãnh đạo cần xem đến chính sách ngôn ngữ để làm sao trong tương lai, tiếng Anh sẽ là ngôn ngữ thứ hai.
Nhiều chuyên gia khác lại kiến nghị cần sớm có mã ngành cho hệ đào tạo GV tiếng Anh tiểu học. Ông Lê Ngọc Điệp, Trưởng Phòng Giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TPHCM, lạc quan: “Qua khảo sát, các GV dạy tiếng Anh tiểu học cảm thấy rất hạnh phúc vì được học trò và phụ huynh quan tâm, yêu mến nên sinh viên đừng vì chữ “oai” mà chê bậc tiểu học”. Cũng theo ông Điệp thì Sở GD-ĐT TPHCM đã có đề xuất để cải thiện lương của GV dạy tiếng Anh tiểu học.
Cụ thể là 1 tiết của GV dạy tiếng Anh bằng 3 tiết dạy của GV thông thường (tối thiểu 100.000 đồng/tiết). “Tuy nhiên, mức này vẫn khá thấp so với các trung tâm ngoại ngữ đang trả” - ông Điệp cho biết.
TS Nguyễn Thị Thu Thủy, Trường ĐH Sư phạm TPHCM, cho rằng nên cấp chứng chỉ phương pháp giảng dạy tiếng Anh cho người nước ngoài, do Khoa Tiếng Anh của Trường ĐH Sư phạm TPHCM đảm nhận.
Bên cạnh đó, cần mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về phương pháp dạy tiếng Anh tiểu học cho những sinh viên có bằng ĐH hoặc CĐ tiếng Anh khi họ có nhu cầu trở thành GV tiếng Anh tiểu học.
Theo NLĐ
(HBĐT) - Đó là cô Phạm Mai Hương, Hiệu trưởng trường tiểu học Cuối Hạ A, xã Cuối Hạ (Kim Bôi). Nhà trường có 382 học sinh, trong đó có 380 học sinh là người dân tộc và 17 em mồ côi.
Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga, khẳng định kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2011 có thể thay đổi một số ít về kỹ thuật, nhưng về cơ bản vẫn thực hiện theo phương thức “3 chung”.
Theo thông tin từ Chính phủ, ngày 23/12, Thủ tướng Chính phủ đã ký các quyết định thành lập 2 trường ĐH trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Khoảng 500 du học sinh sẽ tham gia Lễ hội du học sinh chào Xuân 2011, sẽ diễn ra vào ngày 29/12, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hà Nội.
Một trong những vấn đề quan ngại nhất của ĐHQG TP.HCM ở bậc sau ĐH là nhiều ngành đào tạo tiến sĩ không có người học. Chỉ riêng tại trường ĐH Bách khoa hiện chỉ có 14/42 chuyên ngành tuyển sinh được.
(HBĐT) - Ngày 24/12, UBND TPHB đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện công tác phổ cập giáo dục.