Ngày 25/12, Bộ GD-ĐT tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch và ngân sách năm 2010, dự toán cho năm 2011 các đơn vị trực thuộc Bộ. Theo đó, tổng dự toán chi ngân sách nhà nước 2011 của Bộ GD-ĐT là 5.081,6 tỷ đồng, tăng 2,9% so với năm trước.

 

Theo Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính Nguyễn Văn Ngữ, năm 2010, nguồn thu sự nghiệp của các đơn vị tăng so với các năm trước do có sự điều chỉnh về mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh, phần nào đã giảm bớt khó khăn về kinh phí cho các trường.

Năm 2011 là năm đầu tiên của thời kỳ ổn định ngân sách (2011-2013) thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo NĐ 43/2006-CP đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
 
Tổng dự toán chi ngân sách năm 2011 là 5.081,6 tỷ đồng, tăng 2,9% so với năm 2010. Trong đó chi quản lý hành chính tăng 5,3%, chi sự nghiệp khoa học công nghệ tăng 8,1%, chi sự nghiệp bảo vệ môi trường tăng 5,3%, chi đầu tư xây dựng cơ bản giảm 11,8%... Trong số tổng chi đó, vốn trong nước là 4.137, 849 tỷ đồng và vốn ngoài nước là hơn 943 triệu đồng.
 
Mức dự toán ngân sách phân bổ ngân sách chi thường xuyên cho các đơn vị sự nghiệp trực thuộc năm 2011 đã bao gồm kinh phí thực hiện mức lương tối thiểu 730.000 đồng/tháng, trên cơ sở mức tự đảm bảo chi hoạt động thường xuyên từ nguồn thu của đơn vị và xác định mức ngân sách nhà nước đảm bảo đối với từng đơn vị. 
 
Theo đó, các trường phổ thông dân tộc, dự bị đại học dân tộc, ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên; Các trường đại học, cao đẳng khối sư phạm, khối văn hóa - thể thao, khối nông - lâm - ngư; khối công nghệ - kỹ thuật ngân sách nhà nước đảm bảo một phần chi hoạt động thường xuyên; các trường đại học khối kinh tế - tài chính đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần các hoạt động không thường xuyên.

 Bộ dự kiến chi thường xuyên là 4.183,109 tỷ đồng, tăng 11,9% so với năm 2010, trong đó chi sự nghiệp giáo dục đào tạo 3.847,19 tỷ đồng. Phân bổ cho đào tạo học sinh, sinh viên trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học và sau đại học là 1.765,68 tỷ đồng, trong đó chi bù học phí cho các trường sư phạm là 249,79 tỷ đồng.

Chi thường xuyên đào tạo học sinh, sinh viên trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng đại học và sau đại học là: 1.320,69 tỷ đồng. Như vậy, cùng với mức hỗ trợ ngân sách nhà nước cấp và mức thu học phí chính quy được theo lộ trình quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP thì chi phí đào tạo bình quân cho 1 HS, SV đã được nâng lên so với năm 2010, cụ thể:

-          Đào tạo tiến sỹ: khoảng từ 10,29 - 12,04 triệu đồng/hv/năm, tăng 52%.

-          Đào tạo thạc sỹ: khoảng từ 7,13 - 8,18 triệu đồng/hv/năm, tăng 34%.

-          Đào tạo đại học: khoảng từ 5,83 - 6,53 triệu đồng/sv/năm, tăng 19%.

-          Đào tạo cao đẳng: khoảng từ 5,20 - 5,76 triệu đồng/sv/năm, tăng 17%.

-          Đào tạo TCCN: khoảng từ 3,41 - 3,90 triệu đồng/sv/năm, tăng 30%.

 

                                                                                    Theo DanTri

 

 

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục