Thư viện trở thành điểm đến quen thuộc của các em học sinh trường TH Kim Bôi trong giờ giải lao
(HBĐT) - Gần 25% học sinh trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, 16 em tàn tật và mồ côi, nhiều em phải vượt 4 - 5 km đến trường, ngày học hai ca trong những phòng học đã xuống cấp nghiêm trọng... Vượt qua tất cả những khó khăn đó, tập thể thầy và trò trường TH Kim Bôi (Kim Bôi) vẫn thi đua dạy tốt học tốt, trở thành một điểm sáng trong phong trào hiếu học.
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Huyền, Hiệu Phó nhà trường cho biết: Toàn trường có 13 lớp nhưng mới có 9 phòng học nên vẫn phải duy trì học hai ca, ngoài ra, các phòng học cũng đã cũ, nền lớp học bị bong tróc, các em vẫn phải học trên nền đất ẩm ướt những ngày mưa, bụi bặm khi trời nắng. Trường cũng chưa có nhà hiệu bộ nên phòng hội đồng cũng là phòng để thiết bị giảng dạy.
Bên cạnh những khó khăn về cơ sở vật chất, việc huy động các em đến lớp cũng là một trong những vấn đề đáng quan tâm ở Kim Bôi. Theo cô Huyền, hiện toàn trường vẫn còn hơn 70 em thuộc diện gia đình khó khăn, 14 em học sinh khuyết tật. Nhiều gia đình nghèo bố mẹ đi làm ăn xa, có khi cả tháng mới về nhà một lần, không có điều kiện quan tâm chăm sóc nên các em thường ít đến trường. Với những em học sinh như thế, để khuyến khích các em đến trường, các thầy cô giáo ở đây đã phải đến tận nhà vận động từng em. Đến thăm lớp 1A, trường TH Kim Bôi vào những ngày đông giá rét nhưng lớp học khá đông đủ. Lớp có gần 30 em nhưng có đến 1/3 trong số đó là học sinh có bố mẹ thường đi làm ăn xa, các em phải sống với ông bà hoặc gửi nhà họ hàng. Cô giáo Trương Thị Thành, giáo viên chủ nhiệm lớp cho biết: Với những hoàn cảnh như vậy, chúng tôi xác định phải làm sao để các em muốn được đến trường. Vì vậy, trong khi bố mẹ các em thường xuyên vắng nhà thì “đối tượng” phải vận động lại chính là các em học sinh. Đó là những khi các em ốm đau, thiếu thốn để kịp thời giúp đỡ. Thăm hộ thường xuyên để kịp thời vận động học sinh, ngoài ra có một cách khác mà các thầy, cô giáo ở đây đã vận dụng hiệu quả để đưa các em học sinh của mình đến với lớp học. “Đó là sách, báo”, cô giáo Nguyễn Thị Thu Huyền – Hiệu Phó nhà trường khẳng định. Để xây dựng được một thư viện dành cho các em, nhiều đầu sách do tự các thầy cô giáo ở đây sưu tầm về hoặc tự bỏ tiền ra mua. Thư viện không đủ chỗ để đọc, các cô giáo cũng đã sáng kiến bỏ sách vào giỏ và truyền đi các lớp để ra chơi các em ngồi đọc trong khuôn viên trường. Chính cách làm mới này, nhà trường đã được công nhận đạt chuẩn về thư viện, hơn nữa còn là một “lực hút” để các em đến trường. Vì vậy, từ nhiều năm nay, Kim Bôi là một xã luôn đạt 100% tỷ lệ ra lớp đúng độ tuổi.
Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, trong những năm qua, nhà trường đã bám vào kế hoạch, sự chỉ đạo của ngành giáo dục xây dựng kế hoạch hoạt động của trường. Nhà trường tạo điều kịên để các thầy, cô giáo được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đến nay 100% giáo viên trong trường đã đạt chuẩn, nhiều giáo viên vượt chuẩn. Thực hiện CVĐ “hai không”, trường tăng cường các hoạt động kiểm tra chéo, thăm lớp, dự giờ đánh giá thực chất lượng học sinh, có những biện pháp hiệu quả giúp các em hiểu bài nắm bắt kiến thức ngay tại lớp.
Chủ động nâng cao chất lượng giảng dạy, trong những năm học qua, trường TH xã Kim Bôi luôn là một điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt - học tốt. Năm học 2009 – 2010, toàn trường có 8 em học sinh giỏi cấp tỉnh, 2 em học sinh giỏi tỉnh về thể chất. Tỷ lệ chuyển lớp, chuyển cấp đạt hơn 97%. Học kỳ I năm học 2010 – 2011, toàn trường có 49/ 275 em học sinh giỏi, 60 em học sinh xếp loại khá, còn lại là trung bình. 14 em chuẩn bị tham gia các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh. Từ những nỗ lực trên, các em học sinh trong trường đã được hỗ trợ sách bút để đi học và nhà trường đã được chương trình T30 của ngành giáo dục hỗ trợ kinh phí ăn bán trú cho các em học sinh. Tuy nhiên, đến nay, sự hỗ trợ này chưa thực hiện được do nhà trường chưa có kinh phí để xây dựng bếp ăn tập thể. Vì vậy, nhà trường mong sớm được tạo điều kiện cơ sở vật chất để có thể thực hiện được chương trình này.
Đinh Hoà
Trưa 19-8-2010 (giờ Việt Nam), tại TP Hyderabad (Ấn Độ), trong phiên khai mạc của Đại hội Toán học quốc tế 2010, tên của Giáo sư Ngô Bảo Châu đã được xướng lên cùng 3 người khác đoạt giải thưởng Fields 2010 (được xem là giải Nobel của ngành Toán học thế giới). Như vậy, Việt Nam là quốc gia thứ 3 châu Á (cùng Nhật Bản và Israel) và thứ 15 trên thế giới có người đoạt giải thưởng danh giá này.
Những đứa trẻ Chanchu” là cái tên người ta thường gọi 5 đứa con thơ dại của ngư dân Lê Thánh Hoàng. Mất cả cha lẫn mẹ sau cơn bão lịch sử Chanchu, những đôi mắt trong veo này đã ám ảnh nhiều người.
Những năm qua, TP Hồ Chí Minh đã thực hiện đổi mới toàn diện và tập trung đầu tư cho công tác giáo dục. Với hơn 1.500 trường học từ mầm non đến trung học chuyên nghiệp, ngành giáo dục thành phố đang xây dựng các trường học tiên tiến, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu CNH, HÐH đất nước và hội nhập quốc tế.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng vừa ký Quyết định số 742 chấp thuận đề nghị của Sở GDĐT về công tác tuyển sinh đầu cấp (mầm non, lớp 1, lớp 6, lớp 10) năm học 2011-2012.
Thành thạo 5 ngôn ngữ như Đức, Anh, Pháp, Tây Ban Nha và tiếng Việt, nữ sinh Vũ Kim Hoàn được tờ Der Spiegel của Đức lấy làm ví dụ về những học sinh gốc Việt học vượt trội các bạn cùng lứa người bản địa.
Một lần đang trao đổi về công việc, tôi có đề xuất một ý kiến hơi "vĩ mô", anh Châu không phủ quyết đề xuất này của tôi mà chỉ góp ý nhẹ nhàng: "Mình chỉ nên làm thật tốt việc mà mình có thể làm được, mình không thể làm thay xã hội".