Những đứa trẻ Chanchu” là cái tên người ta thường gọi 5 đứa con thơ dại của ngư dân Lê Thánh Hoàng. Mất cả cha lẫn mẹ sau cơn bão lịch sử Chanchu, những đôi mắt trong veo này đã ám ảnh nhiều người.

 
Sau hơn 4 năm, những “đứa trẻ Chanchu” thuở nào đang chờ đón một mùa xuân mới với nhiều niềm vui và hy vọng vào tương lai phía trước
 
Phép màu này có được là nhờ vào những vòng tay nhân ái và một "bà tiên" mang tên Trần Nguyễn Thy Bình.
 
5 chị em sau cái chết của cha mẹ. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
 
Cổ tích giữa đời thường
 
Nhắc đến hoàn cảnh gia đình anh Lê Thánh Hoàng (ngụ tại xã Bình Minh, Thăng Bình, Quảng Nam) ai ai cũng xót thương. Là người hiền hậu, chất phác, anh chăm chỉ làm việc để nuôi 5 đứa con tuổi ăn, tuổi lớn cùng người vợ đau bệnh và mẹ già 68 tuổi.
 
Sau chuyến đi biển định mệnh, người đàn ông trụ cột của gia đình ấy vĩnh viễn ra đi trong cơn bão Chanchu oan nghiệt năm 2006. Chị Hồ Thị Bảy, vợ anh Hoàng, càng trở nên điên dại trước hung tin và mất sau đó không lâu, bỏ lại 5 đứa con. Vành khăn tang trắng chít trên đầu 5 đứa cháu thơ dại làm bà nội đau càng thêm đau.
 
Ngay khi hoàn cảnh bi thương của gia đình anh Hoàng được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, người dân ở khắp nơi mở rộng vòng tay, chia sẻ, giúp đỡ. Người cho tiền, người động viên, an ủi, những cánh thư phần nào xoa dịu nỗi đau quá lớn của các em. Dẫu vậy, tương lai của các em vẫn mờ mịt trước muôn vàn khốn khó.
 
 Nhân trong ngày lễ tốt nghiệp cùng mẹ nuôi Bình và 2 em Năm, Hậu (từ trái sang)
 
TS Trần Nguyễn Thy Bình là một Việt kiều Mỹ đã dành nhiều tâm huyết và công sức đầu tư vào lĩnh vực giáo dục.
 
Tốt nghiệp ĐH ngành Quản trị kinh doanh tại Việt Nam, sau ngày miền Nam giải phóng, bà Bình sang Mỹ để tiếp tục theo đuổi chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại trường ĐH Portland State và Cao đẳng Marylhurst ở Hoa Kỳ.
 
TS Bình hiện có đến 25 người con, trong đó 20 người là con nuôi mà bà nhận từ dịp về thăm quê hương lần đầu tiên từ năm 1990. Tất cả đều đã trở thành kỹ sư, nhà quản trị, giáo viên... đang làm việc ở Mỹ và Việt Nam.
Tuy nhiên, như một câu chuyện cổ tích giữa đời thường, 5 đứa trẻ đã được một mạnh thường quân đỡ đầu, đón vào TPHCM nuôi dưỡng và cho ăn học đàng hoàng.
 
Bà Trần Nguyễn Thy Bình, Chủ tịch hội đồng quản trị của trường APU (APU International School), mẹ nuôi của các em, kể: “Năm 2006, sau trận lũ quét dữ dội ở miền Trung, tôi dẫn theo đoàn học sinh của trường APU đến các vùng tâm bão để chung tay giảm bớt nỗi đau của người dân".
 
"Khi xã Bình Minh, tôi được nghe câu chuyện gia đình anh Hoàng và rất đau xót khi nhìn thấy các cháu. Thật sự lúc đó tôi chỉ muốn nhận nuôi một cháu thôi. Nhưng khi tôi hỏi xem đứa nào chịu theo thì hầu như các cháu đều im lặng. Một lúc sau có một cháu rất nhỏ (Lê Thị Thanh Năm) đến nắm áo tôi và nói: ‘Con muốn đi nhưng không muốn đi một mình…”.
 
Không nỡ chia cắt 5 anh em, bà Bình nhận nuôi tất cả. Không thể thuyết phục bà nội rời xa quê hương, bốn chị em chia tay trong nước mắt với bà và đứa em bé nhất (Lê Thanh Tới) để lên đường vào TPHCM tìm cơ hội mới.  
 
 
Tin vào tương lai
 
Sau hơn 4 năm miệt mài đèn sách, những “đứa trẻ Chanchu” ngày nào đã dần trưởng thành. Lê Thanh Nhân đã tốt nghiệp lớp 12 và chuẩn bị vào học ngành Quản trị kinh doanh trường APU tại Đà Nẵng; Lê Thị Thanh Hậu đang học lớp 9 và Lê Thị Thanh Năm cũng đang học lớp 7 tại trường APU.
 
Nhớ lại quãng thời gian trước, Lê Thanh Nhân kể, giọng bùi ngùi: “Năm đó chúng em theo cô Bình vào thành phố, em ở ký túc xá dành cho nam; còn hai em và chị gái thì ở ký túc xá của nữ. Chúng em vẫn thường xuyên gặp nhau sau những giờ học trên lớp và tự học ở nhà. Thời gian đầu em nhớ nhà và không quen với cuộc sống ở thành phố nên cứ đòi về. Nhưng cô Bình khuyên bảo phải cố gắng để còn lo cho các em. Em ráng phấn đấu hòa nhập và quen dần”.
 
 Ba anh em Hậu, Năm, Nhân (từ trái sang) hiện đang học tại trường APU-TPHCM
 
Theo Nhân, lúc đó nếu không đi đủ bốn anh chị em thì chắc chắn không ai đi và nếu không có trái tim nhân ái của bà Bình thì các em cũng không được như ngày nay.
 
Hậu hớn hở tiếp lời anh: “Môi trường học tập ở đây tốt hơn nhiều. Thời gian đầu mới vào học do chưa quen với cách dạy ở trường quốc tế nên em cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, dần dần em cố gắng phấn đấu và học khá hơn mấy bạn đã học trước mình luôn”.
 
Ngoài thời gian học tại lớp theo lịch học của trường buổi tối, các em còn được học phụ đạo thêm với thầy tại kí túc xá. Chính sự phấn đấu với mục tiêu “học để cô Bình vui” mà Nhân đã tốt nghiệp loại A của trường.
 
Hai cô em gái cũng học rất giỏi. Hiện nay, cuộc sống của bà nội tại quê nhà cũng ổn định nhờ sự giúp đỡ của cô Bình và họ hàng, hàng xóm xung quanh.
 
Phần thưởng cho những ngày học tập miệt mài là một năm hai lần, cả bốn luân phiên về thăm bà và chơi với em vào dịp hè và Tết, hay Noel. “Cả ba anh em đã có dịp ở lại ăn tết chung với cô Bình và được cô đưa đi Đà Lạt chơi rất vui”, Lê Thị Thanh Hậu khoe.
 
Hiện cô chị cả Thanh Sa đã quay về quê lập gia đình và ở gần bên để chăm sóc bà nội, em trai. Riêng ba anh em Nhân, Hậu, Năm ở lại TPHCM đón Tết Tân Mão.
 
Nhân nở nụ cười thật tươi khi chia sẻ về ước mơ của mình: “Em sẽ cố gắng học thật tốt để lo các em và giúp đỡ cô Bình. Dù cô từng nói không cần tụi em quay trở lại để trả ơn và chỉ cần cố gắng học giỏi, nên người, thành đạt để giúp đỡ bản thân, gia đình và những hoàn cảnh khốn khó khác nhưng tụi em lớn rồi và cũng biết suy nghĩ. Nếu không có cô thì không thể có tụi em như hôm nay…”.
 
 
 
 
                                                                                     Theo NLĐ
 
 

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục