“Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó...”. Hình ảnh và trải nghiệm ấy tôi đã bắt gặp đầy xúc động trên đất Úc

 
Gần Tết, có dịp sang nước Úc, tôi được mời dự đám cưới của con một người bạn lâu năm. Đám cưới được tổ chức bên bãi biển ở cảng Port Douglas, nơi biển xanh hơn màu ngọc bích và ánh mặt trời bao giờ cũng rạng rỡ.
 
Cô dâu Kate xúng xính trong một bộ váy trắng muốt, chú rể Paul ngượng ngùng mặc chiếc áo sơ mi màu tím và quần... soóc. Tay trong tay, trước gia đình, bạn bè và người thân, đôi uyên ương thề yêu nhau trọn đời bên tiếng sóng biển vỗ rì rào, dịu êm mà mãnh liệt.
 
Được coi là khách quý đến từ Việt Nam, tôi đã dành nhiều thời gian suy nghĩ về bộ trang phục cho mình. Một lần đi ngang cửa hàng thời trang trên đường Đồng Khởi - TPHCM, chợt thấy một màu áo dài hoa xanh đậm trộn sắc vàng thật nền nã, không đắn đo, tôi quyết định mua ngay.
 
Thế là chỉ có một mình tôi mặc áo dài Việt Nam trong đám cưới ấy. Ban đầu tưởng như trang phục truyền thống Việt không thích hợp với phong cảnh và phong thái của con người ở xứ sở kangaroo nhưng thật bất ngờ, tôi được đón nhận bằng những ánh nhìn ngưỡng mộ, những lời thì thầm cố nén.
 
Một chị người bản địa mặc áo đầm đến gần, hỏi tôi mua bộ áo dài này ở đâu, tôi mỉm cười đáp: “Việt Nam”. Chị ta không ngớt lời khen “đẹp quá” khiến tôi khấp khởi vui.
 
 
Sinh viên Việt Nam tại Đại học La Trobe (Úc) mặc áo dài trong một ngày hội cổ truyền. Ảnh: CLB Sinh viên Việt Nam tại Úc


Một cô là MC của chương trình truyền hình ABC, bạn thân của cô dâu, cũng ngưỡng mộ: “Đẹp lắm chị à. Không khí đám cưới như đậm đà hơn bởi tà áo dài của chị”. Rồi cô bắt tôi hứa đến khi cô đám cưới, tôi cũng phải mặc áo dài đến dự.
 
Hồi tháng 10-2010, để kỷ niệm đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, hội sinh viên du học sinh ở một số thành phố Úc như Melbourne, Canberra, Sydney đã tổ chức Ngày Áo dài Việt Nam. Tại Melbourne, khoảng vài chục bạn trẻ đồng loạt xuống phố, tha thướt trong những tà áo dài đủ màu sắc.
 
Nam thì khăn xếp áo the, nữ thì áo dài duyên dáng, thu hút bao ánh mắt ngưỡng mộ và khâm phục của người qua đường. Ngọc Linh, cô gái vừa tốt nghiệp Trường Đại học RMIT ở Việt Nam, sang Melbourne học thạc sĩ, tâm sự: “Em rất thích mặc áo dài. Dù không tiện đi lại cho mấy nhưng hễ có dịp là em không bỏ lỡ. Ngày còn học tại Trường Trung học Thực hành - Đại học Sư phạm TPHCM, tụi con gái bọn em phải mặc áo dài đến lớp mỗi ngày.
 
Lúc đó thấy sao mà vướng víu, vậy mà giờ ở đây, sao mà thấy nhớ, thấy thương những tà áo dài trắng tinh khôi thuở học trò quá!”. Nói rồi Ngọc Linh ngâm nga hai câu thơ của Nguyên Sa: “Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát. Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông...”!
 
Không chỉ ở Melbourne, các du học sinh ở Canberra, Sydney cũng háo hức hưởng ứng Ngày Áo dài Việt Nam. Dù bận học và lo toan cho cuộc sống hằng ngày, họ vẫn muốn có một ngày để nhớ về văn hóa truyền thống của đất nước mình, thể hiện tình yêu xứ sở bằng cách mặc bộ đồng phục quê hương như lời một bài hát: “Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó...”.
 
 
 
                                                                                       Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tuyển sinh đầu cấp của Hà Nội về cơ bản không thay đổi

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng vừa ký Quyết định số 742 chấp thuận đề nghị của Sở GDĐT về công tác tuyển sinh đầu cấp (mầm non, lớp 1, lớp 6, lớp 10) năm học 2011-2012.

Gặp nữ sinh Việt được báo chí Đức ca ngợi

Thành thạo 5 ngôn ngữ như Đức, Anh, Pháp, Tây Ban Nha và tiếng Việt, nữ sinh Vũ Kim Hoàn được tờ Der Spiegel của Đức lấy làm ví dụ về những học sinh gốc Việt học vượt trội các bạn cùng lứa người bản địa.

Một phụ huynh tên Châu

Một lần đang trao đổi về công việc, tôi có đề xuất một ý kiến hơi "vĩ mô", anh Châu không phủ quyết đề xuất này của tôi mà chỉ góp ý nhẹ nhàng: "Mình chỉ nên làm thật tốt việc mà mình có thể làm được, mình không thể làm thay xã hội".

Những người một đời vì "cái chữ"

(HBĐT)- Sau 20 năm tái lập, sự nghiệp giáo dục tỉnh ta đã có những bước phát triển đáng mừng. Thành tựu đó là sự cộng hưởng của truyền thống 65 năm giáo dục cách mạng; là nỗ lực của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và đồng bào các dân tộc trong tỉnh.

Hội tụ chất xám Việt toàn thế giới

Có một câu chuyện liên quan đến việc trở về quê hương Việt Nam cống hiến của hơn 400 nhà khoa học trên thế giới.

Trò chuyện với người khởi xướng siêu cúp Olympic Tin học

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống toán học, từng đoạt giải ba Toán Quốc tế năm 1975, TS Nguyễn Long lại có niềm say mê lớn nhất là tin học. Nhân dịp xuân mới, chúng tôi có cuộc trò chuyện với Tổng thư ký Hội Tin học Việt Nam về lĩnh vực này…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục