Theo dự thảo Luật Giáo dục Đại học, thời gian đào tạo ĐH được rút ngắn còn 1,5 năm và không kéo dài quá 6 năm học. Dự thảo này cũng quy định cụ thể việc thành lập - chia tách - giải thể các cơ sở giáo dục ĐH.



Thí sinh dự thi vào Trường ĐH Công đoàn. Ảnh: Lê Anh Dũng

Toàn văn dự thảo Luật Giáo dục ĐH được Bộ công bố lấy ý kiến rộng rãi ngày 20/3.

Luật ban hành áp dụng đối với các trường ĐH, CĐ, học viện, ĐH, viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ; tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động giáo dục ĐH tại Việt Nam.

Dự thảo lần 2 gồm 9 chương với 49 điều quy định chi tiết thời gian đào tạo, chương trình giáo trình, quản lý nhà nước, tài chính đến các hành vi giảng viên không được làm, chính sách đối với người học...

Về thời gian đào tạo, dự thảo nêu: hệ đào tạo CĐ được thực hiện từ 1 năm rưỡi đến 3 năm học; đào tạo ĐH được thực hiện từ 1 năm rưỡi đến 6 năm học; đào tạo thạc sĩ được thực hiện từ 1 năm rưỡi đến 2 năm học; đào tạo tiến sĩ được thực hiện từ 2 đến 4 năm học.

Thủ tướng Chính phủ quy định thời gian và hình thức tổ chức đào tạo đối với từng trình độ đào tạo của giáo dục ĐH. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định việc rút ngắn hoặc kéo dài thời gian đào tạo và việc học đồng thời hai chương trình.

Thủ trưởng cơ sở giáo dục ĐH tổ chức biên soạn hoặc tổ chức lựa chọn, duyệt giáo trình giáo dục đại học để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học thành lập.

Về thành lập cơ sở GDĐH, dự thảo nêu rõ: Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quyết định thành lập trường CĐ, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trường ĐH, học viện, ĐH khi có Dự án thành lập phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục ĐH và các điều kiện khác theo quy định.

Với giảng viên, dự thảo Luật cũng đưa ra 3 nội dung không được làm, cụ thể: Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học và người khác; Gian lận trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học; Gây rối an ninh trật tự trong cơ sở giáo dục đại học hoặc nơi công cộng; lợi dụng danh hiệu nhà giáo và hoạt động giáo dục để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Quà biếu sẽ là nguồn thu của cơ sở giáo dục ĐH

Dự thảo Luật Giáo dục ĐH liệt kê 6 nguồn thu cả các cơ sở giáo dục ĐH bao gồm: Ngân sách nhà nước; Thu từ học phí và phí tuyển sinh; Thu từ các hoạt động hợp tác đào tạo, hoạt động khoa học công nghệ; thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh và các khoản thu sự nghiệp khác.

Nguồn thu thứ tư từ tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng, cho của các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài. Đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài là nguồn thu thứ 5.
Cuối cùng là nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

                                                                                           Theo Vnn

 

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục