Ngày mai (14.4) hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) vào các trường CĐ, ĐH theo tuyến Sở GD-ĐT. Tuy nhiên, thí sinh (TS) vẫn còn cơ hội chỉnh sửa, thay đổi quyết định khi có thêm gần 10 ngày nộp hồ sơ trực tiếp tại các trường ĐH, CĐ.

 

 

Thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT tại văn phòng tuyển sinh của Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Có thể thay đổi hồ sơ trong ngày mai

Tại trường THPT Ngô Quyền (Q.7, TP.HCM) hơn 680 học sinh (HS) lớp 12 đã nộp xong hồ sơ ĐKDT. Nhà trường đang rà soát lỗi và tiếp tục cho các em thay đổi hồ sơ nếu muốn đến hết ngày 14.4. Theo số liệu sơ bộ, tính đến nay trường nhận khoảng 1.200 bộ hồ sơ. “Nhiều HS nộp 2 bộ hồ sơ, một số ít nộp 3 bộ. Hy vọng năm nay tỷ lệ ảo sẽ giảm”, ông Trần Phước Đức - Hiệu trưởng trường THPT Ngô Quyền nói.

Nhiều trường THPT khác cũng cho biết trung bình mỗi HS chỉ nộp 2 bộ hồ sơ cho 2 khối thi. Một cán bộ tuyển sinh của trường THPT dân lập Quốc tế (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) cho biết trường có khoảng 60 HS lớp 12 nhưng chỉ có 72 bộ hồ sơ. Chủ yếu các em chọn thi khối A hoặc D.

Thời gian nộp hồ sơ

Từ 15.4 đến hết 21.4, TS nộp hồ sơ trực tiếp tại trường ĐH-CĐ có tổ chức thi với mã ĐKDT là 99. Bên cạnh đó, TS cũng có thể nộp hồ sơ tại Văn phòng đại diện của Bộ GD-ĐT tại TP.HCM

Trong khi đó, cô Phạm Thị Ánh Tuyết - cán bộ học vụ trường THPT Nguyễn Trãi (Q.4, TP.HCM) thông tin: “Tính đến ngày 8.4 nhà trường đã thu xong hồ sơ nhưng từ nay đến khi hết hạn nếu em nào muốn thay đổi, bổ sung hoặc rút lại thì vẫn được. Toàn trường có khoảng 1.400 hồ sơ, trong đó bình quân mỗi em ĐKDT 2 trường. Khoảng 15% HS khối 12 không nộp hồ sơ thi ĐH, CĐ”.

Trong khi đó, tại điểm thu nhận hồ sơ ĐKDT của Sở GD-ĐT TP.HCM chỉ nhận trên 1.000 hồ sơ ĐKDT của các TS vãng lai tập trung vào các trường khối ngành Kinh tế.  Ông Huỳnh Minh Trí - Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết: “Hiện chỉ có một vài trường dân lập có số HS ít đã bàn giao hồ sơ, riêng các trường khác do số lượng HS đăng ký nhiều nên theo quy trình chúng tôi đề nghị các trường rà soát, thống kê và công khai cho HS để các em ký xác nhận trước khi bàn giao cho Sở”.

Cơ quan đại diện của Bộ GD-ĐT tại TP.HCM hiện cũng nhận được trên 3.000 hồ sơ từ các TS vãng lai. Gần đến ngày kết thúc nhận hồ sơ càng có nhiều phụ huynh, HS lớp 12 đến đây nhờ  tư vấn điền hồ sơ. Ông Nguyễn Quốc Cường - chuyên viên tuyển sinh cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM cho hay: “Năm nay các TS nộp hồ sơ ĐKDT khá ít, từ 2 - 3 bộ/TS. Chỉ một vài trường hợp cá biệt nộp đến 6 bộ hồ sơ. Dẫn đầu vẫn là trường ĐH Kinh tế TP.HCM, kế tiếp là trường ĐH Công nghiệp TP.HCM và trường ĐH Y Dược mỗi trường trên 100 bộ”.

Nhận hồ sơ cả cuối tuần

Trong khi đó, các trường ĐH-CĐ cũng đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc tiếp nhận hồ sơ ĐKDT trực tiếp của TS.

Thạc sĩ Ngô Đức Tuấn - Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Luật TP.HCM, cho biết: “Thời gian nhận hồ sơ sẽ trong giờ hành chính, dự kiến nhận cả vào sáng thứ bảy và sáng chủ nhật. Phòng đào tạo sẽ cử ra 2 người để đảm nhiệm công việc này”.

Ông Châu Minh Quí - Phó trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Tài chính - Marketing cũng thông tin: “Trường đã bố trí một phòng riêng và huy động toàn bộ nhân viên phòng đào tạo chuẩn bị tiếp nhận hồ sơ theo thời gian quy định. Theo kế hoạch, trường sẽ làm việc này trong suốt cả ngày thứ bảy, chủ nhật. Thậm chí nếu còn người đến nộp hồ sơ thì trường sẽ làm việc tới 9 giờ tối. Nếu lượng người đến nộp hồ sơ nhiều, trường sẽ bố trí một hội trường lớn và nhờ chuyên viên các phòng ban khác cùng tiếp nhận”.

Trong khi đó, thạc sĩ Nguyễn Văn Đương - Phó phòng Đào tạo trường ĐH Kinh tế TP.HCM, lại cho hay: “Trường chỉ nhận hồ sơ vào các ngày làm việc trong tuần, không nhận hồ sơ vào ngày thứ bảy và chủ nhật. Trường nhận thấy qua các năm số lượng hồ sơ nộp trong thời gian này không nhiều, chủ yếu TS đã nộp hồ sơ theo tuyến Sở GD-ĐT và đây chỉ là cơ hội để TS có thêm lựa chọn mà thôi”.

Bình tĩnh quyết định

Cho đến thời điểm này, chắc chắn nhiều HS vẫn chưa biết chọn ngành nào, trường nào cho phù hợp. Khi thời gian nhận hồ sơ gần hết cũng là lúc nhiều HS không giữ được bình tĩnh dẫn đến việc mất phương hướng. Những kinh nghiệm sau đây sẽ giúp HS lựa chọn được ngành dự thi phù hợp trong thời gian ít ỏi còn lại.

Trước hết, phải cẩn trọng và kiên định chọn ngành mà mình đã chọn theo sở thích, sở trường, khả năng bản thân và điều kiện gia đình. Lúc làm hồ sơ, HS cũng không nên tạo sức ép cho bản thân vì lý do “hơn thua” với bạn bè. Mỗi người một nghề, không thể so sánh mình với bạn vì năng lực và sở thích của mỗi người khác nhau.

Khi chọn được ngành, trường, đã đăng ký và đã nộp hồ sơ, HS nên toàn tâm, toàn ý vào việc ôn luyện kiến thức. Cần phải xác định mục tiêu cho bản thân là học hết mình, thi hết sức để vượt qua hai kỳ thi quan trọng sắp đến. Cũng không nên suy nghĩ chỉ cố gắng vượt qua kỳ thi tốt nghiệp, còn chuyện đi thi ĐH, CĐ được thì mừng không thì thôi. Tâm lý “an phận thủ thường” kiểu này sẽ không giúp được HS trên đường phấn đấu đến mục tiêu cuối cùng.

 

                                                                         Theo ThanhNien

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục