Bắt đầu từ ngày 15 đến hết ngày 21-4, thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi trực tiếp tại các trường ĐH, CĐ
Ngày 13-4, ngày áp chót nhận hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm 2011 theo tuyến sở GD-ĐT, lượng thí sinh đến nộp hồ sơ tại các điểm thu nhận tăng đột biến.
Có thí sinh nộp tới 6 hồ sơ
Theo một chuyên viên của Cơ quan Đại diện Bộ GD-ĐT tại TPHCM, có khoảng 300 thí sinh đến nộp hồ sơ trong ngày, mỗi thí sinh nộp khoảng 3 bộ hồ sơ, thậm chí có thí sinh nộp đến 6 bộ.
Tại Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, bà Phùng Thị Nguyệt Thu, phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết trường nhận được 2.974 bộ hồ sơ/1.100 học sinh. Trung bình 2,7 hồ sơ/học sinh. Nhìn chung nhóm ngành kinh tế vẫn được học sinh ưa chuộng, tiếp sau là nhóm ngành công nghệ thông tin. Số học sinh đăng ký vào ngành sư phạm rất ít.
Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm 2011 tại Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT TPHCM. Ảnh: THÙY VINH
Cũng theo bà Thu, thí sinh khá dè dặt khi đăng ký vào các trường top trên như Trường ĐH Kinh tế TPHCM, Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TPHCM, Trường ĐH Y Dược TPHCM… nên số lượng hồ sơ vào các trường này không nhiều, hầu hết tập trung vào Trường ĐH Sài Gòn, Trường ĐH Tài chính – Marketing.
Tại Trường THPT Nguyễn Công Trứ, nhóm ngành kinh tế vẫn thu hút đông học sinh. Ông Đinh Minh Hòa, hiệu trưởng nhà trường, cho biết rất nhiều học sinh của trường đăng ký dự thi vào Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, Trường CĐ Kinh tế Đối ngoại, Trường CĐ Tài chính Hải quan. Trung bình mỗi học sinh nộp 2 bộ hồ sơ.
Tại Trường THPT Hùng Vương, trong số 2.953 hồ sơ nhận được, có 100 hồ sơ dự thi vào Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TPHCM, số còn lại dự thi vào các trường: ĐH Sài Gòn, ĐH Tài chính - Marketing, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Mở và ĐH Hoa Sen.
Tại Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, số lượng hồ sơ nhận được là 1.579/602 học sinh, trung bình 2-3 hồ sơ/học sinh nhưng vẫn có vài học sinh nộp tới 6 hồ sơ. Số hồ sơ đăng ký vào Trường ĐH Kinh tế TPHCM là 141 bộ, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM là 96 bộ, Trường ĐH Tài chính – Marketing là 91 bộ, Trường ĐH Hoa Sen là 81 bộ, Trường CĐ Kinh tế Đối ngoại là 172 bộ…
Thờ ơ trường tỉnh
Bà Phạm Thị Cẩm, Phó trưởng Phòng Giáo dục Chuyên nghiệp, Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết sau ngày nghỉ lễ khá dài, số lượng thí sinh đến đăng ký đông hơn nhiều so với ngày thường. Theo ghi nhận của chúng tôi, tại đây thu nhận hồ sơ theo hai tuyến, thí sinh có hộ khẩu thường trú tại TPHCM và thí sinh có hộ khẩu thường trú tại tỉnh. Tuy nhiên, hầu hết thí sinh đăng ký tại các trường ĐH, CĐ ở TPHCM, trong đó tập trung nhiều vào các trường ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Sài Gòn, ĐH Mở TPHCM…
Ông Nguyễn Quốc Cường, phụ trách tuyển sinh của Cơ quan Đại diện Bộ GD-ĐT tại TPHCM, cho biết cơ quan này đã nhận được khoảng 5.000 bộ hồ sơ, trung bình mỗi thí sinh nộp 2-3 bộ, tập trung chủ yếu vào các trường ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Công nghiệp TPHCM, ĐH Y Dược TPHCM, ĐH Sài Gòn, ĐH Tài chính - Marketing, ĐH Mở TPHCM, ĐH Tôn Đức Thắng… Tiếp đến là các trường thành viên của ĐH Quốc gia TPHCM. Một số trường CĐ nhận được nhiều hồ sơ như Trường CĐ Kinh tế Đối ngoại, Trường CĐ Tài chính Hải quan, Trường CĐ Công Thương...
Có trường chỉ nhận được vài hồ sơ
Ông Nguyễn Quốc Cường cũng cho biết số lượng thí sinh đăng ký vào khối ngành kinh tế tăng hơn năm ngoái, trong khi số lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào khối ngành sư phạm lại ít hơn. Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập nhận được rất ít hồ sơ. Ví dụ Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, Trường ĐH Lạc Hồng chỉ nhận được vài hồ sơ. Số hồ sơ đăng ký dự thi các trường tỉnh tập trung vào các trường lớn như Trường ĐH Cần Thơ, ĐH Đà Nẵng, ĐH Huế; tuy nhiên số lượng hồ sơ đăng ký cũng không đáng kể. Số lượng hồ sơ sai sót phải chỉnh sửa hầu như không có. |
Theo NLD
Ngày mai (14.4) hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) vào các trường CĐ, ĐH theo tuyến Sở GD-ĐT. Tuy nhiên, thí sinh (TS) vẫn còn cơ hội chỉnh sửa, thay đổi quyết định khi có thêm gần 10 ngày nộp hồ sơ trực tiếp tại các trường ĐH, CĐ.
Đề thi tốt nghiệp môn Văn ngày càng chú ý đến tính chủ động và sáng tạo của học sinh. Trao đổi với PV Báo SGGP, Thạc sĩ Triệu Thị Huệ, tổ trưởng môn Văn Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TPHCM, cho biết: Đã đến lúc không được coi môn Văn chỉ là một môn “học bài”, chỉ cần học thuộc lòng là có thể làm được bài.
Theo quy định về quản lý dạy thêm, học thêm vừa được UBND TP Hà Nội ban hành, từ ngày 18-4, ba trường hợp không được dạy thêm, học thêm là các trường học 2 buổi/ngày; học sinh tiểu học; các trường ĐH, CĐ dạy chương trình phổ thông
(HBĐT) - Ngày 23/3/2011, Bộ GD&ĐT đã có thông báo số 1594 về các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2011. Kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức vào các ngày 2, 3, 4 tháng 6/2011 với 6 môn bắt buộc. Đối với giáo dục THPT gồm các môn: ngữ văn, toán, ngoại ngữ, vật lý, sinh học, địa lý; các môn ngoại ngữ, vật lý, sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm. Đối với GDTX thi 6 môn: ngữ văn, toán, vật lý, sinh học, lịch sử, địa lý; trong đó, các môn vật lý, sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm. Trước nhiệm vụ này, ngành GD&ĐT tỉnh cũng chủ động vào cuộc.
Thí sinh ngày càng ít quan tâm đến nhóm ngành khoa học xã hội - nhân văn (KHXH-NV) đến mức các chuyên gia đầu ngành cho rằng đang ở mức báo động đỏ.
Bộ GD-ĐT vừa ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh ĐH và CĐ hình thức vừa làm vừa học. Quy định này có hiệu lực từ 24-5-2011