Đề án đã góp phần để các trường trong tỉnh có nhiều phòng học khang trang, kiên cố. Ảnh: cô và trò trường mầm non Quy Hậu ( Tân Lạc) học tại điểm trường mới xây dựng.
(HBĐT) - Ngày 1-2-2008, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 20 về việc phê duyệt đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012. Tiếp đó, UBND tỉnh cũng đã có Quyết định số 1809 phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án. Từ những định hướng đó cùng sự vào cuộc quyết liệt của nhiều cấp, ngành, việc thực hiện Đề án ở tỉnh ta đang có được những kết quả đáng mừng; góp phần quan trọng trong nâng tầm chất lượng cơ sở vật chất cho các trường trong tỉnh.
Trong hơn 2 năm thực hiện Đề án, UBND tỉnh đã có sự chỉ đạo, điều hành sát sao từ khâu xác định danh mục đầu tư, phân bổ vốn kịp thời, tập trung đến khâu thực hiện đầu tư, hoàn thành đưa công trình vào sử dụng. Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo thực hiện đề án tỉnh đã tuân thủ việc thực hiện nghiêm túc chế độ giao ban; nắm bắt thông tin nhanh, kịp thời và có nhiều giải pháp phù hợp để khắc phục những hạn chế, khó khăn phát sinh. Phân cấp các chủ đầu tư có đủ năng lực bảo đảm thực hiện thông suốt, đúng quy định của Nhà nước; đội ngũ chuyên trách thực hiện Đề án đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Sở GD&ĐT (cơ quan thường trực của đề án) đã phối hợp tốt, đồng bộ với các ngành hữu quan triển khai tuần tự các bước thực hiện. Vì vậy, sau hơn 2 năm thực hiện Đề án, tỉnh ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: 2.097 phòng học kiên cố và 944 phòng công vụ cho giáo viên được xây dựng. Trong đó có 1.730 phòng học, 775 nhà công vụ cho giáo viên hoàn thành được đưa vào sử dụng. Nguồn vốn đầu tư thực hiện đề án từ năm 2008 - 2010 là 407, 639 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đã giao 370,534 tỷ đồng và nguồn vốn bố trí từ ngân sách địa phương 36,836 tỷ đồng. Trong 11 huyện, thành phố thực hiện đề án, huyện Đà Bắc được đánh giá là địa phương triển khai thực hiện bài bản, hiệu quả và chất lượng; làm đến đâu, gọn đến đó, không dàn trải (trong 169 phòng học và 274 phòng công vụ được giao theo kế hoạch, huyện đã triển khai thực hiện được 94 phòng học, 104 nhà công vụ cho giáo viên). Các huyện khác, tuỳ vào điều kiện thực tế cũng đã có sự cố gắng nhất định.
Các công trình dành cho giáo viên đã giải quyết điều kiện chỗ ở cho giáo viên, từ giáo dục mầm non đến các cấp học phổ thông. Các phòng học mới xây dựng đều được thực hiện theo thiết kế mẫu của tỉnh ban hành, đáp ứng yêu cầu kiên cố, bền vững và tiêu chuẩn về diện tích, ánh sáng theo quy định hiện hành, tạo điều kiện cho nhiều trường phấn đấu đạt chuẩn quốc gia và hoàn thiện mạng lưới trường học ở các địa phương trong toàn tỉnh. Đồng chí Trần Văn An, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Tân Lạc cho biết: Dù mức độ đầu tư khác nhau nhưng các công trình của đề án đều đã có khắp 100% số xã trên địa bàn, không chỉ góp phần vào thanh toán các phòng học tạm, các công trình của Đề án đã giúp nhiều trường hoàn thiện yêu cầu xây dựng trường điểm, trường chuẩn của huyện. Trong 227 phòng học và 204 phòng công vụ được giao theo kế hoạch, huyện đã triển khai được 139 phòng học và 165 nhà công vụ. Chất lượng các công trình đều bảo đảm theo tiêu chuẩn, góp phần nâng tỷ lệ phòng học kiên cố lên tới 70%. Trường THCS Phú Cường, một điển hình ở vùng cao, xa trung tâm huyện, nay được xây dựng khang trang, kiên cố (14 phòng nhà 2 tầng). Trong tương lai gần, trường có đủ điều kiện để trở thành trường chuẩn quốc gia. Cô giáo Bùi Thị Nực, hiệu phó trường mầm non Quy Hậu cho biết: Trước đây, trường học nhờ các phòng học tạm cạnh UBND xã. Từ tháng 12/2009, nhờ được xây dựng 3 điểm trường (gồm 2 nhà 2 tầng, các phòng học kiên cố), trường mầm non Quy Hậu đã bảo đảm việc học của 180 cháu.
Cũng trong quá trình thực hiện, tỉnh cũng đã nhìn nhận ra những hạn chế cần khắc phục. Trong điều kiện giá cả dao động như hiện nay, việc thực hiện đề án cũng đang gặp một số thách thức không nhỏ. Tỉnh đang nghiên cứu để giải quyết vấn đề: điều chỉnh, bổ sung, xem xét tăng tỷ lệ và mức hỗ trợ suất đầu tư do trượt giá, bổ sung kinh phí cho đề án. Do số vốn đã được phê duyệt không thể giải quyết hết số phòng học, nhà công vụ giáo viên đã được phê duyệt nên tỉnh tiếp tục có kiến nghị với T.Ư cho phép tiếp tục thực hiện đề án đến năm 2015 và bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ để hoàn thành mục tiêu đề án đã phê duyệt./.
Bùi Huy
(HBĐT) - Ngày 23/3/2011, Bộ GD&ĐT đã có thông báo số 1594 về các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2011. Kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức vào các ngày 2, 3, 4 tháng 6/2011 với 6 môn bắt buộc. Đối với giáo dục THPT gồm các môn: ngữ văn, toán, ngoại ngữ, vật lý, sinh học, địa lý; các môn ngoại ngữ, vật lý, sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm. Đối với GDTX thi 6 môn: ngữ văn, toán, vật lý, sinh học, lịch sử, địa lý; trong đó, các môn vật lý, sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm. Trước nhiệm vụ này, ngành GD&ĐT tỉnh cũng chủ động vào cuộc.
Thí sinh ngày càng ít quan tâm đến nhóm ngành khoa học xã hội - nhân văn (KHXH-NV) đến mức các chuyên gia đầu ngành cho rằng đang ở mức báo động đỏ.
Bộ GD-ĐT vừa ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh ĐH và CĐ hình thức vừa làm vừa học. Quy định này có hiệu lực từ 24-5-2011
Việc ôn tập ở thời điểm này nên có trọng tâm xoay quanh những vấn đề thường được đề cập trong nội dung đề thi. Với môn toán, mỗi ngày chỉ cần ôn một giờ với chương trình của 1/6 chương là đủ
(HBĐT)- Ngày 9/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đã tổ chức chương trình thắp sáng ước mơ. Chương trình có sự tham gia của trên 300 học sinh khối lớp 12 và các cán bộ lớp khối 10, 11 cùng 6 vị khách mời. Đây là những cựu học sinh của nhà trường hiện nay đã thành đạt và giữ nhiều trọng trách trên các lĩnh vực ngân hàng, nông nghiệp, giảng viên, lực lượng vũ trang… ở T.Ư và địa phương.
(HBĐT)- Là đơn vị thực hiện việc tham mưu với Sở GD-ĐT về công tác giáo dục lao động hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp- Hướng nghiệp tỉnh đã có nhiều nỗ lực nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đưa công tác giáo dục, lao động hướng nghiệp đi vào thực chất.