Học sinh trường PT DTNT Đồng Văn (Hà Giang) biểu diễn các điệu múa dân tộc truyền thống
Trong giáo dục dân tộc, hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) là loại trường chuyên biệt. Hệ thống các trường này không chỉ góp phần nâng cao dân trí mà còn tạo nguồn cán bộ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương có đồng bào dân tộc sinh sống.
Theo Vụ trưởng Giáo dục dân tộc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT) Mông Ký Slay, học sinh các trường PTDTNT phần lớn là con em dân tộc vùng sâu, vùng xa, có điều kiện kinh tế khó khăn, cho nên phụ huynh thường ít quan tâm đến việc học tập. Mặt khác, khi theo học tại các trường PTDTNT, phần lớn học sinh chưa quen với lối sống và hoạt động tập thể. Trong khi đó, công tác tổ chức nội trú là nhiệm vụ có tính đặc thù, không chỉ có ý nghĩa tổ chức đời sống, thực hiện chế độ chính sách mà còn tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho học sinh dân tộc. Vì vậy, hệ thống các trường PTDTNT hiện nay ngày càng phát triển, đáp ứng tốt nhu cầu học tập của học sinh các dân tộc. Kết thúc năm học 2009-2010, cả nước có 294 trường PTDTNT gồm: sáu trường thuộc Bộ GD và ÐT, 294 trường thuộc tỉnh và 239 trường huyện với khoảng 84 nghìn học sinh dân tộc theo học. Trong hoạt động dạy và học, các trường PTDTNT đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Trong đó, công tác tuyển sinh được xây dựng cụ thể, lựa chọn được những học sinh ưu tú của các dân tộc vào học. Ngay từ đầu năm học, hệ thống trường PTDTNT đều tổ chức khảo sát chất lượng học sinh, phân loại đối tượng và phân công cụ thể giáo viên lên kế hoạch và tổ chức dạy học theo năng lực và nguyện vọng của học sinh. Bên cạnh đó, nhiệm vụ tổ chức nội trú cho học sinh cũng được quan tâm với nhiều giải pháp như: xây dựng tổ quản sinh để quản lý, giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp; nhất là quản lý hoạt động tự học, lao động tăng gia cải thiện cuộc sống; giáo dục học sinh đoàn kết tương thân, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, sinh hoạt tại khu nội trú.
Nhiều trường PTDTNT có các giải pháp tạo động lực phát triển, nâng cao chất lượng hệ thống trường PTDTNT đạt kết quả cao. Ðiển hình như tại Trường PTDTNT Phú Thọ, trao đổi với chúng tôi, Hiệu trưởng Ðinh Bằng My cho biết, năm học 2010-2011, cả trường có 12 lớp học với 360 học sinh. Học sinh của trường thuộc bảy dân tộc ít người với những phong tục, lối sống, nhận thức khác nhau ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của học sinh. Tuy nhiên, nhà trường đã tập trung cải tiến công tác tuyển sinh, nâng cao chất lượng đội ngũ và tập trung nâng cao chất lượng dạy và học hiệu quả. Việc đổi mới phương pháp được chú trọng thông qua các tổ nhóm thường xuyên sinh hoạt để thảo luận, bàn bạc cải tiến phương pháp soạn giáo án, giảng bài, phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo phù hợp với từng môn học. Mặt khác, nhà trường tập trung hướng dẫn học sinh các bước tiến hành tự học, trong đó chú trọng xây dựng kế hoạch tự học, phương pháp tự nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị bài trước khi đến lớp... từ đó tạo không khí thi đua lành mạnh trong học tập giữa các học sinh, các lớp trong trường. Cán bộ, giáo viên trong trường còn thực hiện tất cả các bài kiểm tra viết một tiết và học kỳ bằng ngân hàng đề chung theo hình thức 'chung đề, chung thời gian' nhằm nâng cao chất lượng dạy và học... Những phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường mang lại kết quả tích cực năm học 2009 - 2010 có 56% học sinh đạt học lực khá, giỏi; đạt 22 giải học sinh giỏi các trường PTDTNT toàn quốc; tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đạt 100%...
Những giải pháp tích cực của ngành GD và ÐT cùng các địa phương đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dạy và học trong các trường PTDTNT. Học sinh các trường PTDTNT có phẩm chất đạo đức tốt, giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc mình, đồng thời tiếp thu các nét đẹp văn hóa ứng xử văn minh, tiên tiến thông qua các hoạt động của nhà trường. Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt và khá của các trường đạt hơn 95%; năm học 2009-2010 có 5.506/5.919 học sinh các trường PTDTNT thi đỗ tốt nghiệp THPT, đạt tỷ lệ 93,02%. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội các địa phương có đồng bào dân tộc sinh sống, hệ thống các trường PTDTNT cần có nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp tiếp tục phát triển hệ thống trường PTDTNT. Theo Hiệu trưởng Trường PTDTNT Bình Phước Dương Minh Châu, cần xây dựng mạng lưới cốt cán từ cấp tổ, đoàn thanh niên, quản lý học sinh, nhất là nâng cao vai trò của tổ trưởng chuyên môn và giáo viên chủ nhiệm trong nâng cao chất lượng dạy và học. Các trường cần tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo chuyên đề như trao đổi những bài khó trong tuần, trao đổi về phương pháp dạy từng bài học...
Các chuyên gia giáo dục cho rằng, ngành GD và ÐT cần đẩy mạnh công tác đổi mới quản lý trong các trường PTDTNT, nhất là phát triển mạng lưới, quy mô các trường gắn với đặc thù và quy hoạch đào tạo của địa phương. Mở rộng đào tạo liên cấp đối với các trường PTDTNT cấp huyện, đồng thời tích cực khắc phục tình trạng học sinh không ở nội trú trong trường. Riêng với các trường, cần rà soát, phân loại học sinh theo năng lực học tập, tổ chức ôn tập củng cố kiến thức theo từng nhóm đối tượng, cử giáo viên kèm cặp bồi dưỡng học sinh yếu kém nhằm bảo đảm chất lượng dạy học của trường PTDTNT phải tương đương hoặc cao hơn chất lượng các trường tại địa phương. Coi trọng thực hành, thí nghiệm, rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, bảo đảm cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh theo chuẩn kiến thức và kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông. Các trường cần có kế hoạch và tổ chức các hình thức bồi dưỡng phù hợp nhằm nâng cao các kỹ năng sử dụng tiếng Việt đối với từng đối tượng học sinh dân tộc thiểu số; thực hiện phân luồng học sinh sau THCS và THPT và làm tốt công tác hướng nghiệp giúp các em định hướng trong lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực của bản thân, hướng dẫn học sinh đăng ký và làm hồ sơ dự thi.
Theo ND
(HBĐT) - Ngày 1-2-2008, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 20 về việc phê duyệt đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012. Tiếp đó, UBND tỉnh cũng đã có Quyết định số 1809 phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án. Từ những định hướng đó cùng sự vào cuộc quyết liệt của nhiều cấp, ngành, việc thực hiện Đề án ở tỉnh ta đang có được những kết quả đáng mừng; góp phần quan trọng trong nâng tầm chất lượng cơ sở vật chất cho các trường trong tỉnh.
Nội dung đề thi phải được in rõ ràng, không thiếu chữ, mất nét; tất cả các trang của đề thi đều ghi cùng một mã đề thi. Nếu có những chi tiết bất thường trong đề thi, hoặc có 2 đề thi trở lên, thí sinh báo ngay cho cán bộ coi thi xử lý.
Ngày mai (14.4) hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) vào các trường CĐ, ĐH theo tuyến Sở GD-ĐT. Tuy nhiên, thí sinh (TS) vẫn còn cơ hội chỉnh sửa, thay đổi quyết định khi có thêm gần 10 ngày nộp hồ sơ trực tiếp tại các trường ĐH, CĐ.
Đề thi tốt nghiệp môn Văn ngày càng chú ý đến tính chủ động và sáng tạo của học sinh. Trao đổi với PV Báo SGGP, Thạc sĩ Triệu Thị Huệ, tổ trưởng môn Văn Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TPHCM, cho biết: Đã đến lúc không được coi môn Văn chỉ là một môn “học bài”, chỉ cần học thuộc lòng là có thể làm được bài.
Theo quy định về quản lý dạy thêm, học thêm vừa được UBND TP Hà Nội ban hành, từ ngày 18-4, ba trường hợp không được dạy thêm, học thêm là các trường học 2 buổi/ngày; học sinh tiểu học; các trường ĐH, CĐ dạy chương trình phổ thông
(HBĐT) - Ngày 23/3/2011, Bộ GD&ĐT đã có thông báo số 1594 về các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2011. Kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức vào các ngày 2, 3, 4 tháng 6/2011 với 6 môn bắt buộc. Đối với giáo dục THPT gồm các môn: ngữ văn, toán, ngoại ngữ, vật lý, sinh học, địa lý; các môn ngoại ngữ, vật lý, sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm. Đối với GDTX thi 6 môn: ngữ văn, toán, vật lý, sinh học, lịch sử, địa lý; trong đó, các môn vật lý, sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm. Trước nhiệm vụ này, ngành GD&ĐT tỉnh cũng chủ động vào cuộc.