Tuyển sinh ĐH, CĐ ở nước ta thực hiện theo khối thi. Quy định này từ lâu đã thể hiện sự bất hợp lý dẫn đến việc nhiều môn không liên quan đến ngành học nhưng thí sinh (TS) vẫn phải thi.

 

TS thi khối C tại trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM. Đây là khối thi ngày càng ít TS đăng ký dự thi  - Ảnh: Đ.N.T

Cùng một ngành, nhiều khối thi khác nhau

Trên thực tế hiện có nhiều môn thi không liên quan đến ngành mà TS sẽ được đào tạo. Chẳng hạn ngành Kinh tế, TS phải dự thi khối A (Toán, Lý, Hóa) hoặc khối D (Toán, Văn, Ngoại ngữ). Theo đánh giá của các chuyên gia ở những trường có tuyển sinh ngành này thì môn Hóa trong khối A chẳng liên quan gì đến ngành Kinh tế. Đối với ngành Công nghệ thông tin cũng vậy. Theo ông Nguyễn Xuân Phong - Phó hiệu trưởng trường ĐH FPT, ngành học này chỉ cần TS có tư duy lô-gic về Toán.  

Theo phản ánh của các trường, cũng không có cơ sở khoa học nào quy định 3 môn thi cho mỗi khối thi. Vì vậy đã xảy ra mâu thuẫn và sự không nhất quán trong việc quy định khối thi của các trường. Ví dụ, cùng đào tạo ngành Triết học nhưng Học viện Báo chí tuyên truyền tuyển sinh bằng khối C, D1, trong khi ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) tuyển sinh cả khối A, C và D. Đối với ngành Luật cũng vậy. Trường ĐH Luật (Hà Nội) nhiều năm tuyển sinh khối A, C, D1 nhưng ĐH Công đoàn chỉ tuyển sinh khối C, D1. Ngành Tâm lý học ở trường ĐH Sư phạm Hà Nội tuyển sinh khối A, B, D nhưng trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) lại tuyển khối A, C và D. Cùng là chuyên ngành Quản lý kinh tế nhưng ĐH Kinh tế quốc dân tuyển sinh khối A và D1 còn Học viện Báo chí tuyên truyền tuyển sinh bằng khối C, D1...

Cần điều chỉnh

Lý giải về hiện tượng trái ngược nhau trong việc quy định khối thi của các trường, ông Đoàn Phúc Thanh - Trưởng phòng Đào tạo Học viện Báo chí tuyên truyền, cho rằng "do bị giới hạn về quan niệm". Ông Thanh nói: “Lâu nay, Học viện Báo chí tuyên truyền thường được quan niệm là trường thuộc khối ngành khoa học xã hội nên chỉ tuyển sinh khối C, D chứ không tuyển khối A. Quan niệm này là chưa hợp lý vì có nhiều ngành học cần tuyển sinh khối A như: Quản lý kinh tế, Quan hệ công chúng, Quay phim truyền hình…”.

Cùng quan niệm, ông Đinh Việt Hải - Phó trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG Hà Nội) khẳng định: “Không có căn cứ nào ngoài thói quen, nếp nghĩ của một bộ phận TS và xã hội đồng nhất khoa học xã hội và nhân văn với môn Văn, Sử, Địa. Từ khi chúng ta hình thành các khối thi tuyển sinh ĐH A, B, C, D… thì chính chúng ta đã đưa một giới hạn nhất định về nguồn tuyển đầu vào cho các ngành khi gắn A, B với tự nhiên, công nghệ, kinh tế; và C, D với khoa học xã hội và nhân văn…”.

Thạc sĩ Nguyễn Thanh Tùng - Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Văn hóa TP.HCM, cũng cho rằng: “Việc tuyển sinh dựa trên khối thi như hiện nay chưa hoàn toàn đầy đủ bởi quá trình học tập và yêu cầu khi đi làm nhiều khi rất mâu thuẫn nhau về kiến thức được đào tạo”. Thạc sĩ Tùng dẫn chứng: ngành Kinh doanh xuất bản phẩm của trường trước đây chỉ tuyển khối C, sau này mở rộng thêm khối D1. Dù vậy vẫn chưa đầy đủ bởi ngành này cần phải có thêm kiến thức về kinh tế. Tương tự, ở bậc CĐ ngành Việt Nam học (với các chuyên ngành: Hướng dẫn du lịch, Thiết kế và điều hành chương trình du lịch, Quản lý du lịch) chỉ tuyển sinh khối D cũng chưa hợp lý, bởi hướng dẫn viên du lịch rất cần kiến thức chuyên sâu về lịch sử, địa lý. “Do vậy, việc điều chỉnh khối thi cho phù hợp với ngành nghề là rất cần thiết”, ông Tùng nhấn mạnh.

Một vài năm gần đây trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM) đã bắt đầu tuyển sinh thêm khối A và B ở một số ngành như: Triết học, Xã hội học, Thư viện thông tin, Tâm lý học… Tuy nhiên, TS Phạm Tấn Hạ - Phó trưởng phòng Đào tạo nhận định: “Số lượng TS nộp hồ sơ vào trường từ những khối thi này qua các năm không nhiều. Trong số gần 14.000 hồ sơ mỗi năm chỉ có khoảng gần 600 hồ sơ khối A và gần 1.000 khối B...”.

Theo nhiều chuyên gia tuyển sinh thì Bộ GD-ĐT nên bỏ quy định thi theo khối như hiện nay mà giao quyền tự chủ cho các trường.  Ông Đoàn Phúc Thanh nhấn mạnh: “Theo tôi, Bộ chỉ nên đưa ra định hướng cơ bản, còn việc tổ chức thi môn nào thì sẽ do nhà trường quyết định. Như vậy mới phù hợp với đặc thù của từng trường, từng ngành”.

                                                                   Theo Báo Thanhnien

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Học sinh trường Trung học KT- KT gặp nhiều khó khăn khi phải thuê nhà trọ của dân cư.
Đông đảo thí sinh và phụ huynh đến nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM (sáng 15/4/2011). Hiện có nhiều ý kiến đề nghị bỏ kỳ thi tuyển sinh ĐH
Không có hình ảnh

Mỏi mòn chờ miễn, giảm học phí

Quy định mới về miễn, giảm học phí đã khiến nhiều gia đình chới với...Đầu năm 2011, sau khi được nhà trường xác nhận thuộc diện miễn, giảm học phí, Phan Thị Ý Nhi - sinh viên Trường ĐH Khoa học Huế - đã gửi ngay giấy xác nhận này về để gia đình nộp cho địa phương.

Giáo dục phổ thông: Chú trọng dạy làm người

Cải thiện mức lương để thầy không phải "sống mòn"; Giáo viên sư phạm phải được tuyển chọn, đào tạo nghiêm túc; Giảm tải chương trình học, thay đổi mục tiêu giáo dục phổ thông là dạy làm người; Nhà giáo là nhà khoa học được giảng dạy theo phương cách riêng.

Chất lượng và độ an toàn của đồ chơi trong trường học: Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư quy định về trang bị, quản lý, sử dụng đồ chơi trong các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, có hiệu lực từ ngày 1-6-2011.

Hồ sơ đăng ký dự thi ĐH-CĐ 2011: Khối C ế ẩm!

Hôm qua 14-4, ngày cuối cùng của thời hạn cho thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) tuyển sinh ĐH-CĐ 2011 theo tuyến trường THPT và các sở GD-ĐT địa phương. Nhìn vào thống kê hồ sơ của thí sinh, nhiều trường giật mình vì nhận đến 5.000-6.000 hồ sơ ĐKDT nhưng lại không có thí sinh nào dự thi vào khối C. Trước thông tin mới cập nhật này, các nhà nghiên cứu khoa học xã hội, giáo viên các môn xã hội ở các trường THPT choáng váng trước sự lựa chọn của giới trẻ.

Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

(HBĐT) - Chiều 15/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 1 năm thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Tại tỉnh ta đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện Đề án tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành, đoàn thể, địa phương, tham dự hội nghị.

Triển khai công tác thi tốt nghiệp năm 2011

(HBĐT) - Sáng 15/4, Sở GD&ĐT đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi tốt nghiệp THPT năm 2010, triển khai công tác thi tốt nghiệp THPT năm 2011. Đại diện 38 trường THPT, 14 TT trong tỉnh và nhiều sở, ngành hữu quan đã về dự.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục