Do chưa bắt tay vào giải quyết bài toán gốc, bên cạnh đó lại thiếu cơ chế để người học phản ánh những hiện tượng bắt ép nên "vấn nạn" dạy thêm học thêm cưỡng bức luôn là nỗi bức xúc của xã hội.

Thời gian trở lại đây, hầu hết các địa phương đều ban hành các quy định về quản lý dạy thêm học thêm (DTHT). Ngoài việc bám sát với quy định của Bộ GD-ĐT đã ban hành trước đó thì mỗi nơi đều có những cách quản lý riêng để chấn chỉnh. Tuy nhiên theo đánh giá của nhiều nhà quản lý thì các quy định này chỉ mang tính hình thức nhằm trấn an dư luận bởi nhẽ người tham gia dạy thêm không khó để “lách” những yêu cầu được đưa ra trong khi đó việc thanh tra kiểm tra (nhất là việc dạy thêm ngoài nhà trường) gần như thiếu tính khả thi.

Học thêm cưỡng bức: Ai lên tiếng?

Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT thì bản chất của việc DTHT là tốt nếu như nó xuất phát từ nhu cầu hoàn thiện, bổ sung kiến thức của người học và động cơ không vụ lợi của người dạy. Tuy nhiên, do công tác quản lý của một số Phòng và Sở Giáo dục còn lỏng lẻo; một số giáo viên có tư tưởng vụ lợi nên xuất hiện tình trạng DTHT tràn lan gây bức xúc.

Bộ GD-ĐT cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục rà soát, giảm tải chương trình, cải tiến các công tác thi, kiểm tra, đánh giá. Việc kiểm tra chất lượng học sinh được thực hiện theo đề chung cho từng khối lớp, tổ chức chấm chéo bài kiểm tra để đảm bảo sự công bằng trong đánh giá học sinh. Bên cạnh đó cũng tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cải thiện chế độ đãi ngộ đối với giáo viên.

Nếu chúng ta để ý thì tất cả các văn bản ban hành về quản lý DTHT thì yếu tố luôn được nhấn mạnh đó là: Việc học thêm hay không học thêm là quyền của người học; mọi tổ chức, cá nhân không ép buộc học sinh (HS) học thêm để thu tiền. HS học thêm có đơn xin học thêm và phải được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người đỡ đầu”. Quy định là thế nhưng trên thực tế phụ huynh ít có sự lựa chọn đến việc từ chối cho con đi học thêm.

Chị L.T.H, có con đang học lớp 5 tại một trường tiểu học ở quận Long Biên (Hà Nội) chia sẻ: “Mặc dù đã có quy định cấm dạy thêm cho HS tiểu học. Tuy nhiên các hoạt động trên trường thì có thể giám sát được, chứ còn dạy thêm ở nhà thì ai quản lý. Nếu cô mở lớp mà không đồng ý cho con đi học thêm thì thế nào cũng có chuyện”.

Anh N.T.P ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) từng nếm trải với việc không đồng ý cho con đi học thêm thấm thía cho biết: “Tưởng rằng việc có cho con đi học thêm hay không là quyền của phụ huynh nhưng thực tế không phải như vậy. Mình từng cương quyết không cho con đi học thêm và hậu qua là thằng nhỏ nhà mình liên tục phải ngồi bàn cuối. Người thì nhỏ mà các bàn trên thì các bạn cao to hơn nên hiệu quả học tập giảm sút. Hiện tượng này chỉ kết thúc khi mình đồng ý cho con đến lớp học thêm”.

Theo đánh giá của nhiều phụ huynh thì có nhiều "chiêu thức" không hay ho gì mà người thầy buộc HS phải "tự nguyện” học thêm, từ dụ dỗ cho đến cưỡng ép. Hầu như ở khắp nơi ở các cấp học đều có tình trạng ở lớp thầy dạy sơ sài hoặc viện cớ chương trình nặng quá tải không đủ thời gian, rồi tăng tiết bất hợp pháp hay hợp pháp hóa công khai trong giờ chính khóa. Có thầy trên lớp vẫn dạy “nhiệt tình” nhưng không tung hết các "bí quyết" ra, mà chỉ có đi học thêm thì mới làm hết bài tập và bài thi đạt điểm cao.

Tại sao HS, phụ huynh không phản ánh những hiện tượng thầy cô bắt ép HS học thêm? Trước câu hỏi này anh N.T.P thẳng thắn thừa nhận: “Tâm lý của phụ huynh hầu hết là lo sợ. Nếu phản ánh mà thầy cô biết thì liệu con em họ có thể tiếp tục theo học tại trường. Chính vì thế biết nhưng phải làm ngơ”

Cần giải quyết bài toán gốc!

Khi chúng tôi đề cập đến quy định mới về quản lý DTHT của UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành, TS Nguyễn Tùng Lâm - hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) thẳng thắn nhìn nhận: “DTHT là một nhu cầu thực tế bởi cách thi cử của chúng ta hiện nay. Chính vì thế việc ban hành các văn bản quy định chỉ là mang tính hình thức. Nếu chúng ta không giải quyết bài toán gốc thì chắc chắn việc DTHT sẽ vẫn tồn tại”.

Cũng theo TS Lâm thì bài toán gốc dẫn đến việc DTHT hiện nay là do chương trình học hiện nay rất nặng. Bên cạnh đó cách dạy và thi chưa hiệu quả, phần lớn HS vẫn có thói quen chỉ học thuộc lòng chứ chưa có ý thức tư duy là tự học. Chính vì thế trước hết cần thay đổi nhân thức, quan niệm học tập đó là học để chiếm lĩnh, sáng tạo tri thức, học để làm người chứ không chỉ đơn giản học để thi. Thi chỉ là phương tiện đánh giá kết quả của một quá trình học tập, rèn luyện. Có nhận thức được như vậy, người học mới nỗ lực, phát huy tối đa tiềm năng tự học của bản thân. Bên cạnh đó, ngành giáo dục cần nhanh chóng cải tiến một cách hiệu quả các kỳ thi, từ kỳ thi tốt nghiệp tiểu học, THCS, THPT đến kỳ thi đại học, tăng cường giáo dục cho HS ý thức về phương pháp tự học.

“Theo tôi điều nguy hại hơn hiện nay đó là có một số giáo viên dùng “thủ thuật” để ép HS phải học thêm, vấn đề ở đây là trong các nhà trường phải có trách nhiệm giải quyết hiện tượng này chứ nếu chúng ta cứ đi tìm “ổ nọ, ổ kia” để “diệt” thì rất khó, thậm chí là không làm được. Chính vì thế chúng ta cần có cơ chế để HS, phụ huynh được phát biểu, thông qua đó nhà trường sẽ có biện pháp ngăn chặn kịp thời” - TS Lâm nhấn mạnh.
 
                                                                                     Theo Dantri
 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Học sinh trường Trung học KT- KT gặp nhiều khó khăn khi phải thuê nhà trọ của dân cư.

Dự thảo Luật Giáo dục Đại học: Luật mới, nội dung không mới

Luật giáo dục đại học phải xác lập được quyền tự chủ của các trường ĐH theo tinh thần tự trị ĐH, có những quy định rõ ràng và nhất quán với các văn bản hiện hành về tài chính và quyền sở hữu...

Lưu ý nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại trường

Thí sinh (TS) nộp hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) trực tiếp tại các trường ĐH-CĐ cần lưu ý một số quy định để hồ sơ (HS) không bị thất lạc hoặc sai sót.

Mỏi mòn chờ miễn, giảm học phí

Quy định mới về miễn, giảm học phí đã khiến nhiều gia đình chới với...Đầu năm 2011, sau khi được nhà trường xác nhận thuộc diện miễn, giảm học phí, Phan Thị Ý Nhi - sinh viên Trường ĐH Khoa học Huế - đã gửi ngay giấy xác nhận này về để gia đình nộp cho địa phương.

Giáo dục phổ thông: Chú trọng dạy làm người

Cải thiện mức lương để thầy không phải "sống mòn"; Giáo viên sư phạm phải được tuyển chọn, đào tạo nghiêm túc; Giảm tải chương trình học, thay đổi mục tiêu giáo dục phổ thông là dạy làm người; Nhà giáo là nhà khoa học được giảng dạy theo phương cách riêng.

Chất lượng và độ an toàn của đồ chơi trong trường học: Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư quy định về trang bị, quản lý, sử dụng đồ chơi trong các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, có hiệu lực từ ngày 1-6-2011.

Hồ sơ đăng ký dự thi ĐH-CĐ 2011: Khối C ế ẩm!

Hôm qua 14-4, ngày cuối cùng của thời hạn cho thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) tuyển sinh ĐH-CĐ 2011 theo tuyến trường THPT và các sở GD-ĐT địa phương. Nhìn vào thống kê hồ sơ của thí sinh, nhiều trường giật mình vì nhận đến 5.000-6.000 hồ sơ ĐKDT nhưng lại không có thí sinh nào dự thi vào khối C. Trước thông tin mới cập nhật này, các nhà nghiên cứu khoa học xã hội, giáo viên các môn xã hội ở các trường THPT choáng váng trước sự lựa chọn của giới trẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục