Túi tiền eo hẹp, lại phải gánh thêm những đợt tăng giá điện, nước của chủ trọ, nhiều sinh viên học tại Hà Nội đang lao đao xoay xở chi tiêu tiết kiệm.

 

Lên Hà Nội chưa được một thời gian, Bùi Thị Linh thấm thía cảnh chật vật kiếm sống nơi thành thị. Cô gái 18 tuổi với nước da rám nắng, dáng vẻ chân chất này trông như già hơn bạn bè cùng trang lứa. Linh là con thứ ba của một gia đình nông dân ở huyện miền núi nghèo Lương Sơn, Hòa Bình. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, Linh phải tự lập vừa học vừa kiếm tiền đỡ đần gia đình.

Hiện tại Linh đang trọ cùng chị gái ở Nam Thăng Long, cách trường hơn 15km. Căn phòng hai chị em Linh ở rộng hơn 10m2, cùng với hai phòng trọ khác nằm trong nhà của chủ. Chiếc giường đôi chiếm hầu hết diện tích phòng, chỉ còn chừa hai lối đi nhỏ, không đủ kê một cái bàn học. 750.000 đồng/tháng là số tiền phòng hai chị em phải trả. Cái giá ấy không hẳn đã đắt so với nhiều nhà trọ khác, nhưng  tiền điện và nước ở đây lại quá cao đối với Linh.

Mỗi tháng chị em Linh phải trả cố định 140.000 đồng tiền nước, 120.000 đồng tiền điện. Một nghịch lý mà Linh, cũng như nhiều người thuê trọ khác đang gánh chịu là phải dùng chung công tơ điện, nước với nhà chủ.

Trong giới hạn 140.000 đồng, chị em Linh không được sử dụng bàn là, máy tính, hay những thiết bị tốn điện tương tự, theo lời nhắc nhở của chủ nhà. Phòng nào dùng máy vi tính, chủ nhà sẽ thu thêm 60.000 đồng/máy. Trong khi đó, một  bạn của Linh (trọ ở Cầu Diễn, Từ Liêm) sử dụng một máy tính để bàn, một máy xách tay thường xuyên nhưng cũng chỉ tốn khoảng hơn 50 số điện, 9 khối nước/tháng.
 

Quạt tay để tiết kiệm điện. (Ảnh: Vũ Quỳnh)

Trang, sinh viên khoa Báo mạng, Học viện Báo chí và Tuyên Truyền cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Ngành học đặc thù thường xuyên phải sử dụng máy tính và mạng Internet nhưng Trang cũng chỉ dám dùng ở các cửa hàng Internet công cộng hay tại trường.

Với Trang việc sắm một chiếc máy tính đã khó, cộng với giá điện ở phòng trọ lại còn khó khăn hơn. Xóm trọ của Trang đợt vừa rồi cũng đã tăng giá điện từ 3.000 đồng lên 4.000 đồng/số, với lý do của chủ nhà “lạm phát cái gì cũng phải tăng”. Nước sinh hoạt hàng ngày cũng phải đóng lên 60.000 đồng mỗi người. Chưa kể, các khoản khác Trang phải đóng như tiền vệ sinh, an ninh xóm…

Cơn sốt tăng giá điện, nước đang làm nóng nhiều diễn đàn của sinh viên, nhiều bạn, không dừng lại ở việc than thở, đã đề ra giải pháp đậm chất sinh viên như cắt giảm chi tiêu. "Trước ăn cơm bụi 25k giờ xuống 20k, không đi xe máy nữa mà đi xe buýt, mang laptop đến trường cả ngày cho đỡ tốn điện, trước tắm một lần/ngày, giờ ba ngày tắm một lần cho đỡ tốn nước” - Mr. D than thở trên diễn đàn sinhvienluat.

Trước thói quen thức khuya dậy muộn của sinh viên, bạn Khiết_k35 cũng trên diễn đàn sinhvienluat gợi ý “sáng học tối ngủ cho đỡ tốn điện”.

Việc chủ trọ tăng tiền cũng là điều dễ hiểu khi Nhà nước đang có sự điều chỉnh giá điện. Tuy nhiên, nhiều nhà chủ lại quá đà, lợi dụng việc tăng giá để “tát nước theo mưa”, ép người thuê vào tình cảnh khốn đốn. Trong khi đó hầu hết người ở trọ là sinh viên có thu nhập thấp hoặc còn sống dựa vào gia đình. Những giải pháp đều dưới hình thức tự xoay xở, còn hầu hết sinh viên im lặng cam chịu tình cảnh này.
 
 
                                                                                      Theo DanTri
 
 

Các tin khác

Phần thi chào hỏi của đội Lá 5, trường Mầm non Sơn Ca.
Trăn trở với biên chế GV mầm non
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Đăng ký dự thi vào ĐH-CĐ: Nhiều kinh tế, ít sư phạm

Số liệu tổng hợp từ các địa phương cho thấy thí sinh có xu hướng chọn các trường mức điểm chuẩn trung bình. Hôm nay 5.5, các sở GD-ĐT sẽ chính thức bàn giao hồ sơ (HS) đăng ký dự thi (ĐKDT) cho các trường ĐH-CĐ tại khu vực phía Bắc. Các trường phía Nam sẽ nhận HS vào ngày 7.5.

Đào tạo nghề sẽ là ưu tiên số 1 của ngành giáo dục VN

Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, nhưng chất lượng lao động còn hạn chế do thiếu nguồn nhân lực có tay nghề, vì vậy đào tạo nghề sẽ là một trong những ưu tiên số 1 của ngành giáo dục trong những năm tới nhằm giải quyết tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”.

Doanh nghiệp “chê” trường, “chê” sinh viên

Phương pháp đào tạo còn quá nặng nề lý thuyết, chưa gắn liền với thực tế công việc cụ thể dẫn đến tình trạng sinh viên có thói quen học một cách thụ động…

Gieo chữ ở xứ Mường

Những ngày trời mưa, để đến được xã Tén Tằn (Mường Lát, Thanh Hóa) dạy học, các giáo viên phải cuốc bộ hàng chục cây số. Nhiều hôm đường đất sét đặc quánh bùn đất, thầy cô phải xin ngủ lại nhà dân.

Các trường Quốc tế có thoát“cái bóng” của giáo dục áp đặt?

“Do thực trạng giáo dục Việt Nam yếu kém nên rất nhiều phụ huynh không yên tâm. Điều đó tạo ra một tâm lý hay nói chính xác hơn là một nhu cầu, một cơn khát cho con em mình học một trường tốt.” Ông Nguyễn Kế Hào, nguyên Vụ trưởng Vụ Tiểu học, Bộ GD-ĐT nhận định.

Luyện thi cùng gia sư thủ khoa

Thí sinh có thể hỏi và học 24 giờ/7 ngày trong tuần với thầy giáo, được chăm sóc chế độ ăn đặc biệt với cấp dưỡng riêng, học phí chỉ thanh toán sau khi đỗ đại học... đó là những nét cơ bản về lớp học “gia sư thủ khoa”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục