Số liệu tổng hợp từ các địa phương cho thấy thí sinh có xu hướng chọn các trường mức điểm chuẩn trung bình. Hôm nay 5.5, các sở GD-ĐT sẽ chính thức bàn giao hồ sơ (HS) đăng ký dự thi (ĐKDT) cho các trường ĐH-CĐ tại khu vực phía Bắc. Các trường phía Nam sẽ nhận HS vào ngày 7.5.

 

Khối A dẫn đầu

Theo thống kê của Sở GD-ĐT Hà Nội, có 165.502 bộ HS ĐKDT vào các trường ĐH-CĐ tăng 5.842 HS (3,65%) so với năm 2010. Số HS ĐKDT vào khối A là 87.913, chiếm 53,12%; khối B có 22.416 HS, chiếm 13,54%; khối C có 7.343 HS, chiếm 4,44%; khối D có 39.947 HS, chiếm 24,13%.

Quảng Trị có 21.000 HS ĐKDT, tăng so với năm ngoái trong đó chủ yếu dự thi vào khối A các nhóm ngành Kinh tế. Tỉnh Thừa Thiên - Huế tăng khoảng 1.000 bộ so với năm 2010, Vĩnh Phúc số HS ổn định khoảng 27.000 bộ.

Ông Trương Thức - Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp (Sở GD-ĐT Đắk Lắk) nhận định: “Số lượng HS giữa các khối thi có biểu hiện không cân đối. Trong số 54.179 HS của Sở chỉ có 6,8% dự thi vào khối C, trong khi HS khối A chiếm tới trên 52%”. Ở các sở khác, HS dự thi vào khối C cũng luôn thấp nhất, như Sở GD-ĐT Bình Dương có 8.240 HS khối A trong khi chỉ có 516 HS khối C; Sở GD-ĐT Cà Mau cũng có tới 4.948 HS dự thi khối A và chỉ có 1.016 HS dự thi khối C…

Chỉ có 3,86% thí sinh Đà Nẵng ĐKDT khối C

Ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng GDTX-GDHN Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng cho biết, trong tổng số 23.663 HS nộp về Sở, chỉ có 913 HS ĐKDT vào khối C (chiếm 3,86%). Dẫn đầu số HS ĐKDT là khối A với 12.921 HS, khối D1 có 4.781 HS, khối B có 3.669 HS. Do ĐH Kinh tế Đà Nẵng mở rộng khối thi (ngoài khối A thêm khối D1 và D3) nên số HS đăng ký thi vào trường này tăng khoảng 1.200 HS so với 2010.

Diệu Hiền

Ưu tiên trường địa phương và trường vừa sức

Thông tin ban đầu cho thấy, năm nay rất đông thí sinh nộp HS ĐKDT vào những trường có mức điểm chuẩn vừa phải (15-17 điểm) và có nhiều ngành nghề.

Tại khu vực phía Bắc trường ĐH Công nghiệp Hà Nội giữ vị trí đầu bảng ở một số địa phương như Hà Nội: 12.325 HS, Vĩnh Phúc: 2.000 bộ… Các trường có đông HS ĐKDT tiếp theo là ĐH Thương mại, Viện ĐH Mở Hà Nội, ĐH Nông nghiệp, ĐH Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp, ĐH Lao động - Xã hội, ĐH Thái Nguyên, CĐ Công nghiệp Thái Nguyên và CĐ GTVT Hà Nội…

Ở khu vực TP.HCM, theo thông tin từ Sở GD-ĐT dẫn đầu là trường ĐH Sài Gòn với gần 12.000 HS, kế đến là ĐH Tôn Đức Thắng: 11.123 HS, ĐH Công nghiệp TP.HCM: 10.600 HS, ĐH Tài chính - Marketing trên 9.000, ĐH Mở TP.HCM trên 8.600, CĐ Kinh tế đối ngoại: 7.400 HS, CĐ Tài chính hải quan: 4.579 HS…

Ông Lê Quang Hảo - Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp và đào tạo bồi dưỡng (Sở GD-ĐT Cà Mau) cũng cho biết: “HS ĐKDT của thí sinh năm nay tập trung chủ yếu vào các trường tốp giữa và ưu tiên hơn các trường địa phương. Trong số 10.588 HS của Sở có tới 6.875 HS nộp vào trường ĐH Cần Thơ. Tiếp đến là các trường: ĐH Y Dược Cần Thơ, CĐ Sư phạm Cà Mau, ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Sài Gòn, ĐH Tài chính - Marketing…”.

Cũng theo ông Hảo, HS nộp vào các trường thuộc tốp trên không nhiều, như ĐH Y Dược TP.HCM có 74 HS… Các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM có số lượng HS cũng khá hạn chế gồm: ĐH Bách khoa 56 HS, ĐH Công nghệ thông tin 8 HS, ĐH Kinh tế - Luật 26 HS, ĐH Quốc tế 18 HS, ĐH Khoa học tự nhiên 54 HS, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn 71 HS, khoa Y 5 HS… Tình hình tương tự tại tỉnh Bình Dương. Bà Dương Thanh Nga - Phó phòng Giáo dục chuyên nghiệp (Sở GD-ĐT Bình Dương) cho hay: “Nhiều năm liền trường ĐH Nông Lâm TP.HCM luôn dẫn đầu về số HS ĐKDT tại tỉnh nhưng năm nay trường bị tụt xuống vị trí thứ 3 với 1.434 HS. Thay vào đó, trường có số HS nhiều nhất là ĐH Thủ Dầu Một với 2.593 HS”.

Về ngành nghề, các thí sinh vẫn tập trung vào khối ngành Kinh tế. Nhận định của ông Nguyễn Đức Trọng - Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp - Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc là tiêu biểu cho khuynh hướng chọn ngành ĐKDT của thí sinh trong năm nay. “Có rất đông thí sinh vào nhóm ngành Kinh tế, ngược lại ngành Sư phạm càng ngày càng ít thí sinh dự thi”.

                                                                      Theo Báo Thanhnien

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Doanh nghiệp đòi hỏi cao ở sinh viên.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Luyện thi cùng gia sư thủ khoa

Thí sinh có thể hỏi và học 24 giờ/7 ngày trong tuần với thầy giáo, được chăm sóc chế độ ăn đặc biệt với cấp dưỡng riêng, học phí chỉ thanh toán sau khi đỗ đại học... đó là những nét cơ bản về lớp học “gia sư thủ khoa”.

“Dài cổ” chờ hoàn trả học phí

Đã gần hết năm học 2010-2011 nhưng việc thực hiện chi trả tiền miễn, giảm học phí chưa thực hiện khiến nhiều phụ huynh, học sinh miền Trung gặp khó khăn.

Đăng ký nguyện vọng vào lớp 10: Thận trọng khi chọn trường tốp trên

Ngày 2-5, gần 78.000 học sinh lớp 9 tại TPHCM bắt đầu nộp đơn dự tuyển lớp 10 vào các trường công lập. Theo thông báo của Sở GD-ĐT TPHCM, năm học 2011 - 2012, tổng chỉ tiêu vào lớp 10 công lập tăng hơn 2.862 chỉ tiêu so với năm học trước. Tuy nhiên, phụ huynh, học sinh (HS) cần thận trọng vì con số tăng chủ yếu là “chỗ ngồi” ở khu vực xét tuyển. Các trường tốp trên vốn thu hút đông HS lại giảm chỉ tiêu đột ngột nên cuộc đua vào lớp 10 sẽ không kém phần căng thẳng.

Cơ quan an ninh điều tra vụ nghi vấn lộ đề thi tại TP.HCM

Liên quan đến thông tin nghi vấn lộ đề kiểm tra học kỳ 2 môn Toán tại TP.HCM đăng trên Báo Thanh Niên số ra ngày 1.5, chiều hôm qua, ông Nguyễn Hoài Chương - Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM đã trao đổi với phóng viên Thanh Niên.

Xếp loại Hiệu trưởng trường mầm non theo 19 tiêu chí

Bộ Giáo dục và Ðào tạo vừa công bố quy định chuẩn Hiệu trưởng trường mầm non với bốn tiêu chuẩn và 19 tiêu chí

Giá sách giáo khoa năm học 2011-2012 tăng 16,9%

Nhà xuất bản Giáo dục vừa công bố bảng giá sách giáo khoa các cấp, từ lớp 1 đến lớp 12 năm học 2011-2012, gồm sách cơ bản và sách nâng cao. Đây là bảng giá đã được Bộ Tài chính thẩm định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục