Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay cũng như nhiều năm qua đã đạt độ tin cậy thấp, mục tiêu đặt ra đã không khả thi

Nếu ai hỏi tôi kết quả tốt nghiệp THPT cao đặc biệt của năm nay thể hiện điều gì thì tôi xin trả lời: Người than thở, kẻ vui mừng.

Những nghịch lý

Trước hết, phải thấy thực tế đang có sự giằng co về quan niệm tổ chức thi cử trong ngành giáo dục, đặc biệt là trong giới lãnh đạo. Những người lãnh đạo bao giờ cũng có ý lành mạnh là muốn thấy có nét gì đó đổi mới hơn trước, tích cực hơn trước khi mình lên nắm quyền hoặc khi có một sự kiện trọng đại nào sắp hay vừa xảy ra.

Có người thì mong thấy mặt tích cực đó qua việc coi thi nghiêm túc hơn, đánh giá đúng thực chất hơn nên đề ra chính sách “hai không”; có người thì muốn thấy nét tích cực qua việc nâng cao tỉ lệ tốt nghiệp (mà tỉ lệ tốt nghiệp thường bị quan niệm rất sai lầm là thước đo chất lượng) nên chỉ đạo “bình thường hóa” kỳ thi, bảo đảm cho học sinh nào có học thì gần như chắc chắn có thể đậu.

Trong khi số đông giáo viên khi than thở với nhau đều thừa nhận là trình độ học sinh giảm dần qua các năm thì điều rất lạ là nhiều người vẫn vui mừng trước kết quả tốt nghiệp năm sau cao hơn, thậm chí cao vọt so với năm trước.

Trong các năm gần đây, kết quả tốt nghiệp THPT của không ít tỉnh, thành đã biến động lên xuống khôn lường, lúc đứng trên núi cao, khi rơi vào vực thẳm. Đó là do ở các địa phương này, hai thói quen (thói xấu muốn lập công bằng thành tích ảo và thói quen tốt nhìn thẳng vào sự thật mà sửa) đang đấu tranh quyết liệt bất phân thắng bại, khiến kết quả thi tốt nghiệp thành một cây kim la bàn, dao động hỗn loạn trong một “từ trường” luôn luôn thay đổi, từ cấp quản lý ở cấp cao đến cấp cơ sở và đến tận giáo viên.

Độ tin cậy thấp

Thực tiễn đang cho thấy việc thi tốt nghiệp THPT trên phạm vi toàn quốc, cả thi theo hệ phổ thông hay hệ giáo dục thường xuyên, đã không thực hiện được mục tiêu là đánh giá một cách khách quan và tin cậy thành quả của cả một giai đoạn học tập, đánh giá chất lượng dạy và học cũng như chất lượng quản lý giáo dục trong tương quan giữa các tỉnh, thành với nhau.

Sở dĩ tỉ lệ tốt nghiệp THPT năm nay của tỉnh Trà Vinh cao là vì đề ra dễ, chỉ trừ môn vật lý. Nhưng tỉ lệ tốt nghiệp cao không đồng nghĩa với việc tỉ lệ đậu ĐH, CĐ sẽ cao. Thậm chí có những nơi tốt nghiệp 100% chưa chắc học sinh ở đó đã giỏi mà là học sinh trung bình, yếu vẫn có thể đậu khi gặp đề dễ. Học sinh khá giỏi, hiển nhiên sẽ đậu tốt nghiệp dù đề dễ hay khó.

Ông Triệu Văn (Giám đốc Sở GD – ĐT tỉnh Trà Vinh)

Ai cũng biết rằng chất lượng cao là thành quả của một quá trình tích lũy lâu dài của cả hệ thống giáo dục và của cả gia đình học sinh chứ không thể của vài tháng tổ chức ôn tập, thi thử, kèm cặp học sinh yếu.
Ai cũng biết câu chuyện lớn nhanh như Phù Đổng trong nâng cao chất lượng giáo dục không thể xảy ra trong đời mà chẳng qua là phù phép mà thôi. Cách phù phép thì cả người đi học lẫn người dạy học ai cũng biết, chỉ khác nhau là lòng tự trọng có cho phép thực hiện hay không.

Kỳ thi tốt nghiệp năm nay cũng như nhiều năm qua đã đạt  độ tin cậy thấp. 

Để đạt được kết quả đánh giá với sai số quá lớn thế này không cần phải tiêu tốn một số tiền và công sức lớn lao của cả xã hội ở phạm vi toàn quốc như lâu nay hay ở phạm vi toàn tỉnh, thành như có đề nghị của một số người là giao Sở GD-ĐT phụ trách toàn bộ kỳ thi từ A đến Z.
Để từng trường lo đánh giá trình độ học sinh thì sai số trong đánh giá chất lượng cũng sẽ không lớn hơn nhưng được cái lợi lớn là những tốn kém tiền bạc và công sức sẽ giảm, đạt đến cực tiểu.
Còn nếu cứ muốn đánh giá trình độ nắm vững kiến thức của học sinh một cách đại trà thì đã có nhiều cách đánh giá khác cho kết quả tin cậy hơn, khách quan hơn, rẻ tiền hơn.

Tóm lại, kỳ thi tốt nghiệp THPT theo kiểu nước mình tổ chức lâu nay đã không còn cần thiết khi mục tiêu đặt ra đã không khả thi.

 

                                                                                            Theo NLĐ

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục