Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2011 đạt tỉ lệ cao nhất trong lịch sử giáo dục cách mạng nước nhà, đặc biệt là với hệ giáo dục thường xuyên. Cả nước có hơn 50 tỉnh, thành có tỉ lệ tốt nghiệp trên 90%. Tỉnh Nam Định đạt tỉ lệ cao nhất nước với 99,89% ở hệ THPT và 100% ở hệ giáo dục thường xuyên.

 

Một điểm nổi bật nữa là có nhiều tỉnh miền núi cũng đã tiến kịp và vượt miền xuôi, như tỉnh Tuyên Quang đạt tỉ lệ 99,76%, vươn lên đứng thứ 3 trong cả nước; tỉnh Điện Biên từ một tỉnh đứng thứ 63 trong cả nước ở kỳ thi 2010 nay vươn lên đạt 95,65%, vào loại khá trong cả nước.

Có nhiều nhà giáo đưa ra các nguyên nhân để giải thích vì sao tỉ lệ tốt nghiệp cao chót vót như thế. Đó là đề thi dễ, hiện tượng coi thi còn nhiều nơi “tháo khoán”, chấm thi còn nhiều nơi buông lỏng, đặc biệt là sự cố 11 tỉnh ĐBSCL thỏa thuận đáp áp mới với các môn tự luận nới lỏng hơn đáp án của bộ. Nhưng thực tế là tỉ lệ tốt nghiệp của hầu hết các tỉnh, thành đều tăng chứ không phải chỉ riêng 11 tỉnh ĐBSCL.

Theo dõi tình hình thi cử nhiều năm, chúng tôi cho rằng trước năm 2007, tỉ lệ tốt nghiệp THPT đạt tỉ lệ cao (như năm 2006 tỉ lệ là 93,98%) nhưng đến năm 2007, khi thực hiện cuộc vận động “hai không” thì tỉ lệ tốt nghiệp giảm xuống chỉ còn 66,72%, rồi từ đó mỗi năm lại liên tục tăng lên (2008: 75,96%; 2009: 83,8%; 2010: 92,57%; 2011: khoảng 95%).

Những con số tỉ lệ tốt nghiệp từ cao xuống thấp rồi lại từ thấp lên cao không phản ánh sự biến đổi của chất lượng giáo dục mà chỉ phản ánh một nguyên nhân chính là sự chỉ đạo chủ quan về quản lý giáo dục. Những người có kinh nghiệm về quản lý đều biết rõ chuyện này. Nhiều người nhờ thế mà đã biết trước từ năm 2010 là tỉ lệ tốt nghiệp năm 2011 sẽ cao hơn năm 2010 và nếu sang năm còn thi thì tỉ lệ tốt nghiệp lại sẽ không tăng nữa.

Bộ GD-ĐT có biết việc này không?

 

                                                                                                                     Theo NLĐ

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục