Giáo sư Hoàng Tụy khẳng định sau nhiều năm thực hiện chủ trương chống bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử mà Bộ GD-ĐT vẫn gọi là “hai không”, tiêu cực vẫn còn lộ rõ, ngay trong các khâu coi thi rồi chấm thi. Giáo sư cho rằng:

Giáo sư Hoàng Tụy - Ảnh: V.Hà

GS Nguyễn Minh Thuyết:

Không lo thiếu thực chất

Nên để các địa phương lo tất cả mọi khâu của kỳ thi. Có thể mỗi tỉnh thành tổ chức một kỳ thi của địa phương mình, do sở GD-ĐT chịu trách nhiệm. Thời gian, cách thức tổ chức, ra đề thi, coi thi, chấm thi đều nên để các địa phương chủ động. Việc đánh giá học sinh phải tương thích với điều kiện, hoàn cảnh dạy học, trình độ học sinh của các vùng miền. Với cách này, sẽ không lo kỳ thi thiếu thực chất.

- Các tỉnh thành chạy đua để có tỉ lệ tốt nghiệp cao, rồi tuyên truyền đó là thành tích của giáo dục, điều này cho thấy “bệnh chạy theo thành tích” chưa giảm mà còn có xu hướng nặng nề hơn.

Việc học và thi ở THPT hiện nay căng thẳng nhất trong hệ thống giáo dục, do hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ gần sát nhau, tổ chức quá tốn kém, lãng phí và không đánh giá được thực chất.

Hơn nữa, thực tế trên chứng tỏ rõ việc thi tốt nghiệp ở bậc phổ thông hiện nay là việc làm lạc hậu, kém hiệu quả nhất, một tàn tích còn sót lại của lối học cũ. Nó hoàn thiện chu trình “học để thi - thi để lấy bằng - lấy bằng để làm quan”.

* Việc cải tiến thi cử ở bậc THPT sẽ phải đi theo hướng nào? Có nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT không, thưa ông?

- Trong rất nhiều vấn đề mà tôi cho rằng cần phải làm để cải cách giáo dục, khâu đột phá vẫn là giáo dục phổ thông và thi cử. Cùng với đổi mới thi cử, phải thay đổi chương trình, cách dạy học và đánh giá trong quá trình dạy học ở THPT.

Để khắc phục những bất hợp lý hiện nay, trước hết cần cải cách việc học và thi trên cơ sở tổ chức lại hệ thống giáo dục để sau THCS, có hai nhánh rẽ: trung học nghề hay THPT, học xong nếu không học lên cao hơn thì đều có thể đi ngay vào thị trường lao động. Theo hướng đó, chương trình cũng phải cấu trúc lại theo cách học ở THPT để có nhiều cơ hội lựa chọn, trên cơ sở đảm bảo một mặt bằng văn hóa chung thích hợp, đồng thời đủ mềm dẻo để cho phép điều chỉnh những sự lựa chọn chưa phù hợp.

Cùng với cách dạy học đó, thi cử đánh giá phải thay đổi. Mỗi môn học, học phần như một môđun, học xong môn nào, phần nào phải kiểm tra, thi nghiêm túc môn đó, phần đó, giống như việc người ta đã kiểm tra và công nhận các chi tiết của một cỗ máy. Cuối cấp, học sinh chỉ cần làm một tiểu luận hoặc một kỳ thi nhẹ nhàng, với mục đích kiểm tra trình độ văn hóa tổng quát.

Kỳ thi cuối cấp này không nên bắt buộc mà chỉ dành cho những học sinh có nguyện vọng thi vào ĐH, CĐ. Những người không dự thi vẫn được cấp bằng hay chứng nhận hoàn thành chương trình THPT để chọn những lối rẽ khác vào đời, còn những người dự thi có thể sử dụng kết quả thi như một dữ liệu để sơ tuyển vào ĐH, CĐ. Việc tuyển sinh ĐH, CĐ nên trả về cho các trường tự lo, tùy theo yêu cầu của từng trường mà tổ chức các kỳ thi tuyển với hình thức khác nhau.

* Theo ông, không cần có một kỳ thi quốc gia như hiện nay? Kỳ thi “kiểm tra kiến thức tổng quát” đối với học sinh cuối cấp THPT nên tổ chức như thế nào?

- Tôi nghĩ nên bỏ kỳ thi quốc gia như hiện nay. Vì với cách dạy học và kiểm tra, đánh giá ngay trong quá trình học, không cần thiết phải tổ chức một kỳ thi cồng kềnh, tốn kém, mỗi kỳ thi tốn kém đến hàng ngàn tỉ đồng.

Một kỳ kiểm tra cuối cấp nên tổ chức nhẹ nhàng. Kỳ thi này giao cho các tỉnh thành tổ chức là được, Bộ GD-ĐT không nên ôm lấy việc này. Nếu học sinh đã học tốt trong cả một quá trình, việc thi cuối cấp chỉ tổ chức nhẹ nhàng, học sinh cũng không bị áp lực căng thẳng, không phải lo đối phó bằng cách này cách khác.

Tính chất của kỳ thi thay đổi, các địa phương cũng không cần lo đối phó bằng những con số giả tạo. Với kỳ kiểm tra cuối cấp, nên để các địa phương chủ động cả ở việc ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi, thậm chí tùy theo từng địa phương, có thể điều chỉnh các môn thi, hình thức thi của từng môn (thi trắc nghiệm, tự luận, vấn đáp).

* Nhưng theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, dù đổi mới thế nào cũng không thể bỏ kỳ thi quốc gia vì lo ngại tiêu cực sẽ nảy sinh nhiều hơn?

- Bộ GD-ĐT quan niệm như vậy tức là bộ tự đặt ra một vấn đề rất khó, rồi tự làm khó mình. Thực tế đã chứng minh với nhiều giải pháp khác nhau để chống tiêu cực nhưng bộ đâu có chống được. Kết quả thi hiện tại chỉ là con số để báo cáo.

                                                                       Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục