Mắng trẻ trước đông người, xử phạt bằng những hình thức xúc phạm, bôi nhọ…, một số giáo viên và phụ huynh nghĩ rằng với cách này trẻ sẽ không lặp lại sai phạm. Nhưng thực tế, khi lòng tự trọng bị chà đạp, trẻ càng trở nên bất cần.

 

Chà đạp tự trọng của trẻ

Hiện nay, có một bộ phận giáo viên (GV) do thiếu kỹ năng ứng xử, khi học trò vi phạm vẫn áp dụng hình thức phê bình, mắng mỏ thậm chí chửi bới học trò ngay trước cả lớp. Ở bậc tiểu học còn có hình thức để cho các bạn trong lớp "lêu lêu" học sinh (HS) vi phạm. Khi áp dụng hình thức xử phạt này, GV đều biết HS sẽ xấu hổ và cho rằng như thế để “chừa”. Rất ít người lường được khi bị xúc phạm trước mặt đông người, trẻ cũng như bị đẩy đến đường cùng, rất dễ nghĩ đến hành động dại dột. Còn không, các em cũng dễ sinh tâm lý hằn học, chống đối, thậm chí là nuôi hận thù trong lòng.


Bị "bêu xấu" trước mặt người khác, trẻ càng chống đối và dễ trở nên bất cần.(Ảnh minh họa)

Ở trường đã vậy, khi ở nhà có không ít phụ huynh cũng áp dụng hình thức phạt trẻ công khai trước bàn dân thiên hạ biết với hy vọng sẽ “cải tạo” được con.

Cách đây không lâu, cậu bé 13 tuổi sống ở TPHCM do nghiện game online đã bị cậu ruột bắt đeo tấm bảng ghi dòng chữ “Tôi là thằng ăn cắp” rồi đứng trước nhà với mục đích để người đi đường “dòm ngó”. Theo lý giải của người cậu, đứa cháu suốt ngày rình rập ăn cắp đồ đạc để có tiền chơi game, gia đình đã giáo dục rất nhiều cách nhưng không có tác dụng nên ông cậu hy vọng: “Bắt làm như vậy để nó biết xấu hổ mà thay đổi”.

Cũng vì con nghiệm game, bỏ bê học hành, một ông bố khác ở Đăk Nông bắt hai đứa con phải bò giữa đường từ quán Internet về nhà. Trước đó, ông đã nhiều lần dạy dỗ bằng cách đánh đập, chửi bới con nhưng không hiệu quả.

Trẻ sợ nhưng không phục

Cô Thúy Trang, GV tại một trường tiểu học ở Gò Vấp, TPHCM chia sẻ rằng nhiều GV cũng như phụ huynh áp dụng hình phạt “bêu xấu” trẻ vì họ biết tâm lý con trẻ rất sợ bị phê bình, chửi mắng, xúc phạm trước mặt đông người. Trẻ sẽ tổn thương và mặc cảm vì điều này. Tuy nhiên, người lớn dường như quên mất rằng con trẻ cũng có sĩ diện của mình. Chúng có thể sợ nhưng một khi đã bị phạt thì sự xấu hổ đó rất dễ được thay thế bằng cách chống đối.

“Chúng tôi đã từng chứng kiến nhiều HS sau khi bị GV, phụ huynh phạt bằng cách “bêu xấu” thì càng trở nên lì lợm, chống đối hơn. Nếu trẻ đã “lì đòn” thì thật sự nguy hiểm vì rất khó để giáo dục, dạy bảo”, cô Trang bày tỏ.

GV này kể trường hợp, có bà mẹ mỗi lần con làm sai là lôi cháu ra trước ngõ đánh đòn để nhiều người nhìn thấy. Khi đã quen đòn, vừa thấy mẹ nổi giận, chẳng chờ bà phải lôi, phải kéo như mọi lần mà cháu đã chủ động đi ra nằm trước ngõ… sẵn sàng ăn đòn với vẻ đắc ý lẫn thách thức chứ không còn khóc lóc, sợ hãi như trước. Người mẹ cũng trở nên bất lực với con.

Theo các chuyên gia tâm lý, dạy con cũng như phương pháp quản lý đồng xu. Khi trẻ đạt được thành tích, làm việc tốt cha mẹ thường hay thưởng tiền để con bỏ tiết kiệm. Khi con làm sai, không nghe lời, nhiều ông bố bà mẹ rút lại tiền thưởng này. Đây cũng là một cách để con cố gắng nhưng phụ huynh nên nhớ, dù thế nào cũng không nên lấy sạch đồng xu của con mà phải để lại một khoản nhất định. Bởi khi thấy mình chẳng còn giá trị gì, trẻ sẽ buông xuôi vì chẳng cón động lực để cố gắng.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Linh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu - Ứng dụng Tâm lý và Truyền thông cộng đồng TPHCM cho rằng hình thức “bêu xấu” là điều hết sức tối kỵ trong mối quan hệ giữa người và người cũng như trong cách giáo dục trẻ. Trẻ cũng có cái tôi, có lòng tự trọng như người lớn và khi trẻ bị chính những người thân thiết xúc phạm trước mặt mọi người đồng nghĩa với việc cái tôi và lòng tự trọng đó bị tổn thương. Có thể lúc bị phạt trẻ sợ nhưng trong tâm lý vẫn ngấm ngầm chống đối.

Đặc biệt, nếu người lớn làm cho trẻ đánh mất lòng tự trọng của mình thì trẻ sẽ trở nên bất cần không còn muốn cố gắng, vươn lên trong học hành, cuộc sống. Vì thế, dù phạt hay mắng mỏ trẻ, người lớn cũng phải lưu ý giữ thể diện cũng như giá trị cho trẻ.

 

                                                                  Theo DanTri

Các tin khác

Phụ huynh mầm non tại Q.3, TPHCM cùng tham gia Hội chợ mùa xuân gây quỹ hỗ trợ Tết cho GV.
Không có hình ảnh
Nếu sự việc diễn ra đúng như lời tường trình của tập thể HS, ngành giáo dục Thái Bình chỉ có thể xử lý cao nhất là cắt hợp đồng GV.
Không có hình ảnh

Đại biểu QH tỉnh khóa XIII tặng quà học sinh có hoàn cảnh khó khăn huyện Cao Phong và Tân Lạc.

(HBĐT) - Chiều ngày 11/1, đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên TT Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh, thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình khóa XIII đã tới thăm và tặng quà cho trường tiểu học Nam Phong (Cao Phong) và trường Tiểu học Quy Hậu (Tân Lạc).

Đào tạo nghề cho lao động – những chuyển biến tích cực

(HBĐT) - Chú trọng công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, trong những năm qua tỉnh ta đã đặc biệt quan tâm đến công tác dạy nghề cho lao động. Từ đó, công tác đào tạo nghề đã thu được nhiều kết quả quan trọng góp phần giải quyết việc làm, xóa đói - giảm nghèo, từng bước ổn định cuộc sống cho người dân.

Sở GD & ĐT tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết học kỳ I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II năm học 2011 – 2012

(HBĐT) - Ngày 12/1, Sở GD & ĐT tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến sơ kết học kỳ I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II năm học 2011 – 2012. Về dự hội nghị có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở GD & ĐT và các điểm cầu tại 11 huyện, thành phố.

Vụ HS nhảy lầu tự tử ở Thái Bình: Nỗi đau từ chuyện chép phạt

Xuất phát từ việc học sinh không chép phạt, cô giáo đã dùng những lời lẽ nặng nề với cô học trò được đánh giá ngoan và học khá. Sau đó, nữ sinh này đã nhảy lầu tự tử và không qua khỏi. Chúng tôi vừa về địa phương tìm hiểu vụ việc.

Thưởng Tết cho giáo viên: Bao giờ hết “điệp khúc buồn”?

Dịp giáp Tết, trong khi người lao động ở nhiều doanh nghiệp háo hức với mức thưởng Tết hàng chục triệu đồng, thậm chí có người được nhận tới cả tỷ đồng, thì hầu hết thầy, cô giáo dường như chẳng mấy người dám trông chờ đến tiền thưởng…

Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 2 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn

(HBĐT) - Ngày 11/1, Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 2 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn và triển khai nhiệm vụ năm 2012. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân - Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện đề án chủ trì hội nghị. Tham dự có đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương và các tỉnh, thành tại các điểm cầu trong cả nước. Dự hội nghị, tại điểm cầu Hòa Bình, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục