Từ nay đến hết năm, khoảng 130 tỉ đồng sẽ được đầu tư cho việc thí điểm tự làm thiết bị dạy học của giáo dục mầm non và phổ thông trên cả nước.

Bộ GD-ĐT vừa giao cho 5 địa phương (Hà Nội, Nam Định, Điện Biên, Thừa Thiên - Huế và Lâm Đồng) trong năm học 2011-2012 thực hiện thí điểm đề án phát triển thiết bị dạy học tự làm.
 
Còn nhiều bất cập

Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, trong điều kiện nguồn cung thiết bị dạy học cũng như kinh phí mua sắm bổ sung và sửa chữa thiết bị bị hạn chế thì giải pháp tự làm, tự sửa chữa, tự cải tiến thiết bị dạy học là rất cần thiết. Thực tế, không ít giáo viên đã sáng tạo cả phần mềm mô phỏng các thí nghiệm hóa học, vật lý, sinh học…, thực hiện được các thí nghiệm khó trong thực tế của điều kiện dạy học. Nhiều địa phương đã phát triển phong trào tự làm thiết bị dạy học, không chỉ tạo thành một hoạt động sư phạm sôi nổi mà còn khơi dậy sự sáng tạo, lòng yêu nghề của đội ngũ giáo viên.

Tuy nhiên, theo Bộ GD-ĐT, hoạt động tự làm thiết bị dạy học chưa được thường xuyên, chưa đồng đều giữa các cấp học, giữa các vùng miền, địa phương. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết ở giáo dục mầm non, hiện vẫn chưa có cơ chế chính sách để hỗ trợ mua nguyên vật liệu, trong khi thu nhập của giáo viên không cao, đặc biệt là những giáo viên mầm non ngoài biên chế, nên nhiều giáo viên không có đủ điều kiện để tự làm thiết bị dạy học.

Nếu có đầy đủ thiết bị giảng dạy, các tiết học sẽ sinh động và hiệu quả hơn.

Ở cấp tiểu học, thiết bị dạy học tự làm mới chỉ tập trung ở một số môn học (toán, khoa học, lịch sử, địa lý…) hoặc chỉ tập trung ở một số chương, bài của các môn học. Điều đó cho thấy công tác tự làm thiết bị dạy học chưa được đầu tư nghiên cứu một cách sư phạm, khoa học và đầy đủ. Các trường THCS và THPT tuy có một số lượng lớn thiết bị dạy học nhưng việc quản lý, khai thác, sử dụng số thiết bị này còn nhiều bất cập. Việc quản lý, khai thác sử dụng chỉ đạt hiệu quả cao nếu gắn kết việc cải tiến, sửa chữa các thiết bị dạy học đã được trang bị với các hoạt động tự làm thiết bị.

Khó từ nhiều phía

Theo Bộ GD-ĐT, từ nay đến hết năm 2012, kinh phí cho việc thí điểm phát triển thiết bị dạy học tự làm khoảng 130 tỉ đồng. Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển chỉ đạo việc sản xuất các thiết bị này phải bảo đảm chất lượng và hiệu quả sử dụng đồng thời giảm ngân sách Nhà nước chi cho mua sắm trực tiếp các thiết bị dạy học khi thiết bị tự làm thay thế được. Ông Hiển cũng cho rằng cần phải coi việc tự làm thiết bị dạy học như là hoạt động thường xuyên, là nhiệm vụ của giáo viên cũng như các cơ quan quản lý trong việc đổi mới phương pháp dạy học.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực tế, việc tự làm thiết bị dạy học gặp không ít khó khăn. Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Nam Định Đỗ Anh Xô đề nghị Bộ GD-ĐT cần có hướng dẫn tiêu chí đánh giá cụ thể để hạn chế sự lúng túng khi tổ chức các cuộc thi thiết bị dạy học tự làm ở cơ sở. Thêm vào đó, định mức chi tối thiểu của tỉnh này chỉ gói gọn trong khoản chi thường xuyên nên cần có sự hỗ trợ ngân sách từ Trung ương.

 

                                                                                Theo Dantri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Các em học sinh trường THCS xã Nam Phong (Cao Phong)  hào hứng tham gia ngày hội trồng cây do CFV phát động.
Giáo sư Ngô Bảo Châu.

Để đời là “bể sướng”

Công việc của cả cuộc đời ông là hướng mọi người đến suy nghĩ có phương pháp để ra các quyết định đúng.

Mông Hóa ươm mầm “cái chữ” cho tuổi thơ

(HBĐT) - Một chiều đi qua cổng trường mầm non, tiểu học Mông Hoá, huyện Kỳ Sơn đúng lúc các em học sinh tan buổi học, lòng bỗng dưng vui trẻ với niềm vui của tuổi học trò. Các em như đàn chim non ùa ra, tíu tít bên cha mẹ. Bất chợt một câu hát ai đó cất lên từ ngôi nhà bên đường. “Đi qua vùng cỏ non, thấy mùa xuân đang đến, bâng khuâng chiều 30, tóc em xanh màu trời... Đi qua vườn trẻ chơi, ngỡ bầy chim đang hót, ta nghe đời vui hơn”.

Năm 2011, huy động trên 5,3 vạn trẻ trong độ tuổi đến lớp

(HBĐT) - Ngày 19/1, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2011, triển khai nhiệm vụ trong tâm năm 2012.

“Nhắc đến Thưởng Tết, chỉ tủi thân thêm mà thôi”

Gặp giáo viên, hỏi về chuyện thưởng Tết, đa phần họ đều ngậm ngùi không muốn kể ra vì rất chạnh lòng. Khái niệm thưởng Tết đối với giáo viên chỉ gọi là cho vui, có giáo viên khi được hỏi đã thốt lên “Thương lắm Tết ơi!”…

Giáo viên bao giờ có thưởng Tết?

(HBĐT) - Sau một năm lao động vất vả, ai cũng muốn được thưởng Tết để về lo cho gia đình mình. Nhiều ngành nghề ít cũng được thưởng vài trăm nghìn, có người được thưởng hàng chục triệu đồng. Đó là thành quả lao động của cả năm. Nhưng với các thầy, cô giáo, nhất là vùng sâu, xa sau một năm vất vả gieo con chữ vùng cao thì việc đó là … mơ.

“Mong có lương tháng 13 để sắm Tết”

“Cứ Tết về, đọc báo thấy người ta thưởng Tết tiền tỷ, giáo viên chúng tôi lại ngậm ngùi. Không có nguồn để thưởng, chúng tôi chỉ mong được Nhà nước cho hưởng lương tháng thứ 13 để có tiền sắm Tết” - một giáo viên Nghệ An chia sẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục