Ngày 10-2, Sở GD-ĐT TP Hà Nội họp với đại diện các trường, phòng GD-ĐT của 12 quận, huyện trong diện phải điều chỉnh giờ học nhằm nghe ý kiến, đề xuất về việc thực hiện điều chỉnh giờ học.
Do thay đổi giờ học, các học sinh THPT ở TP Hà Nội phải kết thúc buổi học khi trời đã tối - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Có rất nhiều khó khăn, xáo trộn đối với các trường và học sinh khi TP Hà Nội thực hiện điều chỉnh giờ học- Đó là nhận xét chung của nhiều hiệu trưởng khi đề cập đến việc điều chỉnh giờ học.
Vẫn nhiều băn khoăn
Giờ học khác nhau Đại diện một số trường cũng bày tỏ quan điểm: điều chỉnh giờ học là việc cần thiết ở một số địa bàn của Hà Nội. Tuy nhiên việc điều chỉnh phải được thực hiện linh hoạt, căn cứ vào thực tế, điều kiện thực hiện của các trường. Mỗi khu vực trường học nên linh hoạt áp dụng quy định giờ học khác nhau. Bà Dương Thị Thanh Huyền, trưởng Phòng GD-ĐT quận Hoàn Kiếm, đưa ra ví dụ: chỉ trên một tuyến phố Nhà Chung vốn rất hẹp có tới năm trường học. Vì vậy trên cơ sở quy định chung, các trường phải ngồi với nhau để bàn phương án quy định giờ vào học, tan học khác nhau. |
Theo các trường, khó khăn chủ yếu tập trung vào quy định cứng nhắc về giờ tan học của các cấp, trong khi chương trình, thời khóa biểu của các lớp học khác nhau dẫn đến việc các trường lúng túng khi thực hiện. Có trường không cho phụ huynh đón con sớm, phải “nhốt” học sinh trong trường 1-2 giờ để chờ giờ tan học. Có trường để đảm bảo giờ tan học đã phải lùi giờ học tiết đầu tiên muộn hơn. Một số trường phản ánh quy định khoảng thời gian giao giữa hai ca học của THCS quá ngắn gây ùn tắc cục bộ trước cổng trường, giờ tan học của học sinh THPT quá muộn ảnh hưởng đến chất lượng dạy học, sức khỏe học sinh, xáo trộn sinh hoạt các gia đình.
Ông Văn Như Cương, hiệu trưởng Trường Lương Thế Vinh, cho rằng với các trường phổ thông có nhiều cấp học, giờ tan học chênh nhau gây xáo trộn, khó khăn cho những học sinh THCS và THPT đi cùng tuyến ôtô của trường. Trên thực tế sau khi đổi giờ, nhiều học sinh đã phải tự túc phương tiện đi lại vì ôtô của trường không thể đáp ứng.
Mặc dù UBND thành phố đã điều chỉnh lại giờ tan học ở bậc THPT, trung tâm GD thường xuyên, trường TCCN, dạy nghề, nhưng theo ông Nguyễn Quốc Bình, chủ nhiệm CLB hiệu trưởng các trường THPT Hà Nội, đối với học sinh các trường ven đô, việc tan học vào 18g vẫn quá trễ, không đảm bảo an toàn cho học sinh vì phần lớn các em phải tự đi học trên quãng đường xa nhiều rủi ro. Về việc đổi giờ tan học của bậc THPT vào 18g, đại diện các trường Đại Mỗ, Thượng Cát, Xuân Đỉnh, Ngô Thì Nhậm vẫn tiếp tục kiến nghị xin điều chỉnh sớm hơn nữa. Theo lãnh đạo Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Thanh Trì, học sinh của trung tâm thuộc nhiều cấp học, nhiều em chưa ngoan nên việc tan học muộn sẽ khó khăn cho trung tâm và gia đình trong việc quản lý học sinh. Ở khối trung tâm giáo dục thường xuyên, TCCN, nhiều ý kiến cho rằng giờ tan học trễ gây khó khăn cho giáo viên vì phần đông giáo viên phải đi về rất xa.
Ông Nguyễn Quốc Bình đề nghị: nên quy định giờ học mùa đông và mùa hè khác nhau. Vì với thời tiết giá rét hiện tại, quy định học sinh học 7g là sớm. Giờ học mùa đông có thể từ 7g15 và kết thúc vào 17g45, còn giờ mùa hè (thực hiện từ 15-3) thì có thể từ 7g và kết thúc vào 18g.
Thực hiện linh hoạt
Ông Nguyễn Hiệp Thống, phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết từ ngày 13-2 các trường học sẽ thực hiện theo hướng dẫn mới của Sở GD-ĐT Hà Nội. Theo đó, các trường học tại 12 quận, huyện vẫn phải duy trì việc điều chỉnh giờ vào học, tan học khác nhau giữa các bậc học, nhưng sẽ thực hiện linh hoạt hơn, một số điểm bất hợp lý đã được điều chỉnh.
Tuy nhiên sẽ không cứng nhắc bắt buộc cha mẹ học sinh các trường mầm non, tiểu học, THCS phải đón con từ 17g-17g30. Những phụ huynh có nhu cầu có thể đón con trước 17g, nếu giờ học đã kết thúc. Để giãn khoảng thời gian giữa ca học sáng và chiều đối với các trường THCS, các trường THCS có thể bắt đầu giờ học buổi sáng vào 7g30 (quy định trước đó là 8g) và kết thúc buổi học chiều trước 17g30 (trước là 17g).
Các trường THPT, trung tâm GD thường xuyên bắt đầu giờ học buổi sáng vào 7g, kết thúc vào sau 18g. Các trường phổ thông có nhiều cấp học, có ôtô đưa đón học sinh được chủ động chọn giờ vào học, tan học thống nhất theo một cấp học, phù hợp với điều kiện từng trường.
Ông Nguyễn Hiệp Thống khẳng định: việc điều chỉnh như trên chỉ áp dụng với giờ học chính khóa của các trường tổ chức học 2 ca/ngày. Những trường chỉ học chính khóa 1 ca/ngày và chỉ tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, tổ chức hoạt động ngoại khóa vào buổi còn lại thì thời gian tan trường sẽ do các trường chủ động quyết định, nhưng đề nghị cố gắng tránh cho học sinh tan trường vào giờ cao điểm. Ông Thống nói thêm: Kiến nghị về quy định giờ học theo mùa đông và mùa hè sẽ được ghi nhận để tiếp tục đề xuất với thành phố.
Theo TuoiTre
Hôm qua, 7-2, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo qui định về dạy thêm học thêm (đối với cả dạy thêm học thêm trong nhà trường và dạy thêm học thêm ngoài nhà trường).
Bộ GD-ĐT cho biết, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3, Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và triển khai chỉ thị 6036/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2011 – 2012, Bộ GD-ĐH tổ chức hội nghị Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng vào ngày 14-2 tới, tại Hà Nội.
(HBĐT) - Đến ngày 30/1 (tức mồng 8 tết âm lịch), các trường học trên địa bàn toàn tỉnh đã đi học trở lại sau thời gian nghỉ tết kéo dài.
Tất cả các học sinh thuộc 9 dân tộc ít người nhất cả nước, từ bậc mầm non đến đại học, sẽ được Nhà nước hỗ trợ kinh phí học tập hàng tháng. Mức hỗ trợ từ 30 đến 100% tháng lương cơ bản tối thiểu chung, tùy đối tượng.
Du học ở các nước tiên tiến là ước mơ của phần lớn học sinh - sinh viên. Trên thực tế, đây là bước khởi đầu của một chặng đường hết sức gian nan và nhiều thử thách nên nếu không chuẩn bị kỹ càng, nhiều người sẽ phải bỏ cuộc.
(HBĐT) - Nhân dịp xuân Nhâm Thìn 2012, thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, ngành GD &ĐT, Công đoàn ngành đã phối hợp với Sở GD &ĐT, Công đoàn GD tỉnh Hà Nam phát động quyên góp, ủng hộ cán bộ, giáo viên và học sinh vùng khó khăn tỉnh ta.