Học sinh Trường THPT Quang Trung TP.HCM hỏi thông tin ngành nghề trong buổi tư vấn mùa thi năm 2012 do Báo Thanh Niên tổ chức.
Chọn ngành, trường dự thi phù hợp luôn là vấn đề nóng, làm đau đầu thí sinh và các bậc phụ huynh trước mỗi mùa thi tuyển sinh ĐH-CĐ. Đây là bước đi quyết định tương lai nên thí sinh (TS) cần cân nhắc kỹ trước khi làm hồ sơ đăng ký dự thi.
3 yếu tố lựa ngành học
Đam mê là yếu tố quan trọng nhất bởi có đam mê, yêu thích thì làm việc dễ thành công. Nếu TS có năng khiếu, sở thích hay đam mê rõ ràng thì việc lựa chọn ngành học không có gì khó khăn. Tuy nhiên, khi còn nhiều băn khoăn, TS cần tìm hiểu thêm các yếu tố khác, chẳng hạn định hướng gia đình và xã hội.
Ở lứa tuổi 17-20, phần lớn TS chưa xác định được đam mê và sở thích ngành nghề một cách rõ ràng, vì thế, ý kiến của người thân cũng là kênh tham khảo quan trọng. Bố mẹ, cô chú, anh chị… đã hoặc đang công tác trong các lĩnh vực liên quan, với kinh nghiệm và các mối quan hệ của mình sẽ giúp TS có cái nhìn thực chất về ngành nghề và cả cơ hội việc làm sau khi ra trường. Sau đó, để chắc chắn hơn, TS có thể tham khảo thông tin từ những người quen biết công tác ở ngành nghề mình quan tâm, đồng thời dựa vào nhu cầu phát triển ngành nghề đặc thù tại các địa phương cũng như định hướng phát triển kinh tế xã hội của vùng miền để có quyết định đúng đắn.
Các cơ sở chọn trường
Một vấn đề cũng hết sức quan trọng là thi vào trường nào đây trong số nhiều trường có cùng ngành học? Điều này phụ thuộc phần nhiều vào học lực của TS. Thường điểm chuẩn vào các ngành, các trường có sự thay đổi hằng năm do số lượng và năng lực của TS đăng ký dự thi, mức độ khó/dễ của đề thi, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường… Tuy vậy, sự thay đổi này thường không đột biến nên điểm chuẩn của ngành, nhóm ngành hay điểm vào trường các năm trước là cơ sở tốt để TS tham khảo. TS cũng nên lưu ý có trường lấy điểm chuẩn theo chuyên ngành nhưng, cũng có trường thiết kế điểm từ trên xuống theo nhóm ngành, sau đó dựa trên kết quả học tập của sinh viên sau 2-4 học kỳ mới phân chuyên ngành hẹp.
Sau điểm số là đến uy tín của trường. Hiện nay, TS có rất nhiều kênh thông tin để biết về chất lượng đào tạo của một trường ĐH, CĐ. Qua báo chí và website của các trường, phần nào TS sẽ biết đến “vị trí xếp hạng” của trường đó. Thế nhưng “trăm nghe không bằng một thấy”, nếu có điều kiện TS nên trực tiếp tham quan, tìm hiểu trường mình muốn dự thi hoặc trao đổi với những sinh viên đã và đang học ở trường này để có được thông tin sống động và đa dạng hơn.
|
Địa lý cũng là yếu tố cần cân nhắc khi chọn trường. Học trường đóng tại địa phương sẽ ít tốn kém về chi phí ăn ở, đi lại; có người thân bên cạnh chăm sóc... Hiện nay, hầu như tỉnh nào cũng có các trường ĐH, CĐ, trung cấp với nhiều cơ chế đặc thù về điểm thi, ngành nghề đào tạo, nhu cầu tuyển dụng của địa phương… Đây là một lợi điểm mà TS và phụ huynh nên quan tâm. Nếu học ở các đô thị lớn, chi phí ăn ở, học hành, đi lại sẽ cao hơn. Tuy nhiên, sinh viên lại có nhiều cơ hội kiếm được việc làm thêm để hỗ trợ chi phí trong quá trình học. Đây cũng là môi trường tốt cho sinh viên phát triển các mối quan hệ, kỹ năng sống cần thiết cho công ăn việc làm sau khi ra trường.
Phần lớn TS ít quan tâm đến học phí của các trường khi đăng ký dự thi, tuy nhiên đây là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình học tập sau này. Hiện nay các trường ĐH, CĐ có mức học phí rất khác nhau, giữa các trường công lập với ngoài công lập thường chênh lệch lớn. Nếu TS xuất phát từ các vùng nông thôn, điều kiện gia đình khó khăn thì nên cân nhắc kỹ yếu tố học phí, tránh tình trạng “đeo” được một vài năm rồi đành ngưng học vì gia đình không trang trải nổi học phí cùng các loại chi phí khác.
Chọn trường cũng gắn liền với việc chọn bậc học. Xã hội cần cả thầy lẫn thợ, vì vậy TS không nên chạy theo phong trào hay chỉ để cho oai mà đăng ký thi tuyển vào ĐH, trong khi học lực của bản thân chỉ có thể đạt tới bậc CĐ hay trung cấp.
Tìm hiểu gì tại các buổi tư vấn? Thực tế cho thấy nhiều TS còn rất mơ hồ trong việc đặt câu hỏi tại các buổi tư vấn tuyển sinh. TS nên tập trung vào các vấn đề sau: Giải thích về ngành, nghề và cơ hội việc làm sau khi ra trường; Điều kiện học tập và các chương trình hỗ trợ người học; Học phí và các chi phí có liên quan đến quá trình học tập; Kinh nghiệm học, ôn tập, thi cho có hiệu quả. Trước khi tham dự các buổi tư vấn tuyển sinh, TS nên tìm hiểu thông tin về ngành/trường thông qua website của các trường, qua báo chí hoặc trên website của Bộ GD-ĐT. |
Theo ThanhNien
Vẫn còn “sạn”, quá chi tiết... đó là những ý kiến “nổi cộm” khi đề cập đến Dự thảo Luật Giáo dục đại học lần thứ năm tại buổi làm việc của Uỷ ban Văn hoá Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (Quốc hội khoá XIII) với giới chuyên gia giáo dục, các nhà quản lý lĩnh vực đại học trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phía nam ngày 7.2.
Hôm qua, 7-2, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo qui định về dạy thêm học thêm (đối với cả dạy thêm học thêm trong nhà trường và dạy thêm học thêm ngoài nhà trường).
Bộ GD-ĐT cho biết, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3, Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và triển khai chỉ thị 6036/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2011 – 2012, Bộ GD-ĐH tổ chức hội nghị Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng vào ngày 14-2 tới, tại Hà Nội.
(HBĐT) - Đến ngày 30/1 (tức mồng 8 tết âm lịch), các trường học trên địa bàn toàn tỉnh đã đi học trở lại sau thời gian nghỉ tết kéo dài.
Tất cả các học sinh thuộc 9 dân tộc ít người nhất cả nước, từ bậc mầm non đến đại học, sẽ được Nhà nước hỗ trợ kinh phí học tập hàng tháng. Mức hỗ trợ từ 30 đến 100% tháng lương cơ bản tối thiểu chung, tùy đối tượng.
Du học ở các nước tiên tiến là ước mơ của phần lớn học sinh - sinh viên. Trên thực tế, đây là bước khởi đầu của một chặng đường hết sức gian nan và nhiều thử thách nên nếu không chuẩn bị kỹ càng, nhiều người sẽ phải bỏ cuộc.