Đại học tư thục nửa vì lợi nhuận là khái niệm được nhắc đến nhiều tại hội thảo “Đổi mới và phát triển hệ thống các trường ngoài công lập ở Việt Nam” do Ban Tuyên giáo trung ương, Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 29-2 tại Hà Nội.

Học sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh của Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, một trong những trường ngoài công lập được thành lập từ khá sớm, trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2012 - Ảnh: Minh Đức

Một số đại biểu cho rằng khái niệm này sẽ cho một cái nhìn thực tế hơn về hoạt động của các trường đại học ngoài công lập hiện nay bên cạnh khái niệm lâu nay vẫn sử dụng là “trường tư vì lợi nhuận - phi lợi nhuận”.

Thị trường đáng sợ

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho hay lâu nay do chưa có sự phân định giữa hai loại hình trường này nên chính sách đối với các trường giống nhau, dẫn đến thiệt thòi cho trường hoạt động không vì lợi nhuận. Trong thời gian tới, các trường không vì lợi nhuận sẽ được hưởng chính sách riêng như được miễn thuế với các phần lợi nhuận không phân chia, được ưu đãi trong vấn đề đất đai...

Trao đổi bên lề hội nghị, GS Phạm Phụ - ĐHQG TP.HCM - khẳng định khi giáo dục phát triển theo số đông, bất cứ nước nào trên thế giới cũng sẽ phải thu học phí, mở rộng hoạt động các trường tư thục. Tại Việt Nam, chủ trương phát triển mô hình giáo dục tư thục đã có từ lâu, nhưng thực tế không đạt được những mục tiêu đề ra.

Theo các chuyên gia, nút thắt của vấn đề nằm ở chỗ các trường chưa xác định được mình sẽ hoạt động theo mô hình nào: vì lợi nhuận hay không? Sự mập mờ giữa tư tưởng lợi nhuận - phi lợi nhuận của các trường tư thục khiến hoạt động của nhiều trường rất rối.

“Nhiều lãnh đạo trong trường cãi nhau, rồi kiện nhau, mọi lục đục đều từ chuyện ăn chia không đều. Người góp vốn cũng đòi tiền, người góp công cũng đòi trả công lao cho xứng. Không thỏa mãn thì quay ra mất đoàn kết. Lục ra bây giờ trường nào cũng có vấn đề hết” - GS Phụ nói.

Vì thế, “mô hình phi lợi nhuận cỡ như Việt Nam rất khó phát triển. Tại Mỹ, như Trường ĐH Harvard, tiền từ các nguồn cho tự nguyện để phát triển giáo dục là 35 tỉ USD. Nhiều trường, từ các nguồn này, chi phí đào tạo dành cho mỗi sinh viên là hàng chục nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn USD. Với cách này, lợi nhuận không được chia cho ai, nó là sở hữu cộng đồng. Đó là lý do để trường tư thục không vì lợi nhuận trước mắt không thể phát triển tại Việt Nam. Còn mô hình trường vì lợi nhuận đẩy trường học vào tình thế hoạt động để thu lợi nhuận bằng mọi giá. Nếu bị chi phối bởi lòng tham, giáo dục sẽ thành thứ thị trường rất đáng sợ. Cho nên mô hình khả thi không gì khác là nửa vì lợi nhuận” - GS Phạm Phụ phân tích.

Theo đó, những người góp vốn sẽ như những người cho vay, được trả lại vốn vay sau đó, chứ không trở thành cổ đông của trường được. Cách khác là có quy định khống chế tầng lợi nhuận đến mức 150% lãi suất ngân hàng. Hoạt động theo cách này, các trường cần được Nhà nước hỗ trợ, ví dụ như ưu tiên về đất đai, xóa dần ranh giới công lập - tư thục.

“Cam kết thành lập” chỉ là... nói cho hay

Trong khi đó, nhiều lãnh đạo trường ĐH tư thục không giấu được sự lo lắng trước kế hoạch thanh tra, kiểm tra toàn diện các trường ĐH trong thời gian tới của Bộ GD-ĐT về “cam kết thành lập trường”. Cuối năm 2011, việc bốn trường ĐH và hàng loạt ngành đào tạo của nhiều trường bị dừng tuyển sinh do không thực hiện đúng cam kết thành lập khiến nhiều trường ĐH ngoài công lập thấp thỏm chờ đến lượt... mình.

Một số trường đưa ra nhiều lý do giải thích cho việc không thực hiện cam kết. Một số trường khác còn cho rằng những gì họ viết trong dự án khả thi không phải là cam kết, mà chỉ là viết để hoàn thành dự án.

GS.TS Đặng Ứng Vận - hiệu trưởng Trường ĐH Hòa Bình - phân trần: “Các dự án khả thi không thể gọi là các bản cam kết, vì từ mong muốn của người sáng lập đến thực tiễn khả năng thực hiện là... khoảng cách lớn. Nếu bộ nói trước đề án khả thi chính là bản cam kết thì chắc chắn các đề án sẽ giảm quy mô rất nhiều”. GS Vận phân tích: yêu cầu của bộ là 25 SV/giảng viên, theo quy chuẩn, một giảng viên có ba cán bộ quản lý và phục vụ thì học phí SV phải là 20 triệu đồng/năm, không phù hợp với điều kiện đa số dân cư hiện nay.

GS.TS Bùi Thiện Dụ, hiệu trưởng Trường ĐH dân lập Phương Đông - thẳng thắn cho rằng việc bộ đưa ra quy định các trường bảo đảm 25 SV/giảng viên sẽ buộc các trường phải đầu tư cho đội ngũ nhiều hơn.

Tuy nhiên, với mục tiêu 100% giảng viên ĐH sẽ đạt trình độ thạc sĩ trở lên, bên cạnh việc quan tâm đến chất lượng giáo dục ĐH, bộ cũng cần quan tâm đến trình độ đào tạo thạc sĩ hiện nay: “Nhiều nơi, việc đào tạo thạc sĩ bị thả lỏng đáng lo ngại. Không nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ, yêu cầu trình độ giảng viên cao hơn thông qua bằng cấp chỉ là hình thức”.

 

                                                                     Theo Báo Tuoitre

Các tin khác

Lãnh đạo UBND huyện trao giấy khen cho các tập thể và cá nhân đã có thành tích trong công tác xã hội hóa giáo dục giai đoạn 2006-2011.
Cô và trò trường PTCS Toàn Sơn thường xuyên trao đổi phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Lãnh đạo trường Phụ nữ Trung ương trao bằng tốt nghiệp cho các học viên.
Thí sinh dự kỳ thi đại học năm 2011. Ảnh: Phạm Mai/Vietnam+

Các trường Quân đội không tuyển thí sinh có hình xăm

Năm 2012, tuyển sinh quân đội ban hành một tiêu chuẩn mới bắt buộc cho mọi thí sinh có ý định dự thi vào các trường quân đội là: người dự tuyển không có hình xăm da (bằng kim) mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động, bạo lực gây phản cảm trên cơ thể.

 

Toàn tỉnh hiện có 145 trường chuẩn quốc gia

(HBĐT) - Được quan tâm, đầu tư về nhiều mặt, nên đến tháng 2/2012, tỉnh ta đã có 145 trường đạt chuẩn quốc gia (chiếm 20,3%).

Cấm dạy thêm ở bậc tiểu học: Cấm cho có?

Trong dự thảo quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ GD- ĐT vừa công bố có nội dung không dạy thêm cho HS tiểu học. Nhưng bên cạnh việc cấm, lại có thêm “điều kiện mở” đi kèm làm nhiều người không thể nghĩ: Cấm cho có.

Nhiều trường THPT tư đối mặt với phá sản

Ngày càng thêm nhiều trường THPT ngoài công lập không tuyển đủ học sinh, đối mặt phá sản.

Hàng trăm học sinh và giáo viên cùng... nhảy múa

Hàng trăm giáo viên và học sinh từ hơn 35 trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và một số thành phố khác sẽ tham gia vào ngày hội tôn vinh sức mạnh của thể thao bằng việc cùng hòa nhịp trong Big Dance (Vũ điệu lớn), chương trình nhảy múa lớn nhất thế giới và là một trong những điểm nhấn của Thế vận hội văn hóa hướng tới Olympic London 2012.

Bộ GD-ĐT: Chỉ tiêu khối ngành Kinh tế quá nhiều

Ba năm trở lại đây, tuyển sinh khối ngành Kinh tế luôn sôi động nhất vì chỉ tiêu hàng năm nhiều nhất, số lượng thí sinh dự thi đông nhất, ngành này có nhiều trường đào tạo nhất… Điều này liệu có dẫn đến dư thừa nguồn nhân lực khối ngành Kinh tế?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục