Năm nay, việc Bộ GD-ĐT không phát hành cuốn “Những điều cần về biết tuyển sinh” khiến nhiều thí sinh khó khăn khi tìm hiểu thông tin về trường, ngành dự thi.

Năm nay, việc Bộ GD-ĐT không phát hành cuốn “Những điều cần về biết tuyển sinh” khiến nhiều thí sinh khó khăn khi tìm hiểu thông tin về trường, ngành dự thi.

Năm nay, việc Bộ GD-ĐT không phát hành cuốn “Những điều cần về biết tuyển sinh” đã làm nảy sinh nhiều bất cập. Nhiều đơn vị nhân cơ hội này tổ chức in ấn, quảng cáo phát hành bán cuốn sách này rầm rộ về nhiều địa phương.

 

Nhiều Sở GD-ĐT hiện nay nhận được nhiều lời mời mua cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ 2012” của các đơn vị in ấn khác nhau với lời quảng cáo hấp dẫn trong đó dẫn ra tên của các lãnh đạo Bộ GD-ĐT, nhiều trường. Cụ thể, một tạp chí của Bộ GD-ĐT đã gửi thư ngỏ tới nhiều Sở GD-ĐT mời phát hành cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ 2012” với lời giới thiệu, ấn phẩm được chủ trì về nội dung bởi các chuyên gia trong ngành giáo dục như PGS.TS Ngô Kim Khôi - cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, TS Quách Tuấn Ngọc - cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, TS Nguyễn Đức Nghĩa - phó giám đốc ĐH Quốc gia TP HCM...  Theo đó, dự kiến sẽ có khoảng 200.000 cuốn được phát hành với giá bán 15.000 đồng một cuốn dày khoảng 120 trang. Và các đại lý nhận phát hành sách sẽ được chiết khấu 20% trên giá bìa.

Trao đổi với Dân trí, ông Đặng Tất Thắng, Phó phòng giáo dục chuyên nghiệp Sở GD-ĐT Nam Định cho biết: “Hiện nay có nhiều công ty mời chào mua cuốn sách này “loạn” cả lên. Chúng tôi cũng khó lựa chọn chứ chưa nói đến việc học sinh hoang mang bởi vì không biết cuốn nào chính xác. Cuốn cẩm nang này rất quan trọng với học sinh và cán bộ thu nhận hồ sơ ở các địa phương, nó mang tính chất pháp lý để học sinh căn cứ vào đó tìm hiểu trường học, ngành nghề mình yêu thích. Còn cán bộ thu nhận hồ sơ căn cứ vào đó để kiểm tra việc học sinh có ghi đúng hay không. Do vậy, chúng tôi mong muốn Bộ GD-ĐT đứng ra đảm nhận việc này như trước đây cho chúng tôi yên tâm chứ các công ty làm chúng tôi lo rằng sẽ không chính xác”.

Ông Thắng cho biết thêm, hiện Sở GD-ĐT Nam Định cũng đã đăng ký mua 1.000 cuốn sách cẩm nang này ở Nhà xuất bản Giáo dục vì đây cũng là đơn vị thuộc Bộ GD-ĐT quản lý.
 
Cùng chung lo lắng, ông Trần Tuấn Dương, Phó phòng Giáo dục chuyên nghiệp Sở GD-ĐT Hưng Yên cho hay: “Chúng tôi đang rất lo vì thực tế việc tra mạng hiện nay để tìm kiếm thông tin không phải lúc nào cũng được. Việc quyết định lựa chọn thi trường nào, ngành nào, mã ngành như thế nào đòi hỏi phải có sự nghiền ngẫm. Nếu thí sinh ghi hồ sơ sai, cán bộ thu nhận hồ sơ cũng dễ bị sai và rất vất vả để sửa lại vì mỗi năm Sở GD-ĐT Hưng Yên thu nhận hơn 30.000 hồ sơ ĐKDT của thí sinh trong tỉnh”.
Hiện Sở GD-ĐT Hưng Yên cũng nhận được nhiều lời mời của nhiều đơn vị mời mua cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh 2012”.
 
"Chúng tôi rất băn khoăn, lo lắng vì không biết thông tin chỉ tiêu, mã ngành có chính xác hay không nên chưa quyết định mua đơn vị nào, chờ thời gian nữa để tham khảo thêm. Nhưng để đảm bảo thông tin chính xác và đảm bảo quyền lợi của học sinh, khi chúng tôi ký hợp đồng mua cuốn sách này với một đơn vị yêu cầu họ làm bản cam kết về nội dung, nếu sai, chúng tôi sẽ trả lại" - ông Dương cho biết.

Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định: “Năm 2012, Bộ chủ trương không có lãnh đạo nào của Bộ tham gia chủ trì, biên tập các ấn phẩm về thông tin tuyển sinh. Sự tham gia của một số người công tác tại Bộ chỉ với tư cách tác giả”.

Hiện nay, thông tin tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ đang được đăng tải ở trên các phương tiện thông tin đại chúng và trang web của các trường nhưng chưa được đầy đủ, nhiều trường đẩy thông tin lên còn quá nhạt nhòa, nhiều trường chưa công bố thông tin tuyển sinh 2012 làm nhiều thí sinh, phụ huynh khá mơ hồ về ngành học, khối thi của mình.

 

                                                                            Theo Dantri

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Thầy, cô giáo và các em học sinh trường THCS Nam Phong đón học sinh lớp 6 nhân ngày đến trường năm hcj 2011-2012.
Không có hình ảnh

Bỏ hàng ngàn tỷ xây trường vẫn bị “chê”

Khối trường ngoài công lập từ mẫu giáo đến đại học, thu hút xã hội hóa giáo dục với nguồn vốn đầu tư lên tới 10.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều trường ĐH ngoài công lập đang đứng trước nguy cơ phá sản vì thiếu người học”.

Cân nhắc khi làm hồ sơ

Thời gian làm hồ sơ dự thi ĐH, CĐ năm 2012 đang cận kề. Để đưa ra một quyết định đúng đắn, thí sinh cần lưu ý những điểm chính sau đây:

Trường tư vì lợi nhuận: chưa rõ ràng

Đại học tư thục nửa vì lợi nhuận là khái niệm được nhắc đến nhiều tại hội thảo “Đổi mới và phát triển hệ thống các trường ngoài công lập ở Việt Nam” do Ban Tuyên giáo trung ương, Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 29-2 tại Hà Nội.

Đại hội giáo dục huyện Mai Châu lần thứ IV, nhiệm kỳ 2012 – 2016

(HBĐT) - Trong 2 ngày 27-28/2, phòng GD-ĐT huyện Mai Châu tổ chức Đại hội giáo dục huyện Mai Châu lần thứ IV, nhiệm kỳ 2012-2016. Tới dự có lãnh đạo Sở GD-ĐT, UBMTTQ tỉnh, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mai Châu.

Trường PTCS Toàn Sơn: nỗ lực vượt khó, nâng cao chất lượng dạy và học

(HBĐT) - Cô giáo Bùi Thị Hoa, Hiệu trưởng trường PTCS Toàn Sơn (Đà Bắc) cho biết: Trong những năm qua, mặc dù nhà trường còn gặp nhiều khó khăn nhưng với nhiệm vụ của Phòng GD-ĐT và của trường là đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, trường đã cải tiến công tác quản lý, xây dựng đội ngũ giáo viên, CB-CNV đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao, trình độ chuyên môn vững vàng, xây dựng môi trường giáo dục, cảnh quan sư phạm, bảo vệ cơ sở vật chất một cách chặt chẽ.

 

Bế giảng lớp nghiệp vụ công tác phụ nữ năm 2011.

(HBĐT) - Ngày 28/2, Hội LHPN tỉnh phối hợp với trường Phụ nữ Trung ương tổ chức bế giảng lớp sơ cấp nghiệp vụ công tác phụ nữ. Dự buổi tổng kết có đại diện Ban Tổ chức Tỉnh ủy, lãnh đạo trường Phụ nữ Trung ương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục